Ngoài các loại hoa quả thì cơm rượu cũng là một trong những món ăn đặc trưng được nhiều gia đình dùng để ăn trong ngày Tết Đoan ngọ của người Việt.
Theo quan niệm xưa, ngày Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày cực dương, ngày sâu bọ sinh sôi nảy nở nhiều nhất, kể cả những ký sinh trùng lưu trú trong cơ thể người. Vào ngày này, mọi người thường ăn cơm rượu để không cho ký sinh trùng trong người phát triển. Ngoài ra còn động viên mọi người cùng bắt sâu bọ cho hoa màu.
Lợi ích sức khỏe của cơm rượu
1. Cơm rượu giúp phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp
Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống.
2. Phòng chống ung thư
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấyrượu nếp cẩm có chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.
Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Ngoài ra gạo nếp cẩm có chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.
3. Kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái thích hợp với nhiều người. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.
Rượu nếp cẩm kết hợp với sữa chua cũng là một món ăn tốt cho tiêu hóa và hấp dẫn trẻ. Cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có. Vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu sẽ ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn.
4. Phòng bệnh thiếu sắt
Lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt.
Những người không nên ăn cơm rượu
Cơm rượu có tính nóng, do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng. Theo y học cổ truyền, người thể trạng nóng là người không cân bằng giữa âm và dương, phần âm không khống chế được phần dương và biểu hiện nóng trội lên.
Biểu hiện này thường là cảm giác nóng, bứt rứt, ngủ không yên, hay nổi mụn, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, nước tiểu vàng… Người có những biểu hiện này không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho cơ thể nóng hơn. Đối với bạn trẻ, ăn cơm rượu thì nổi mụn trứng cá nhiều hơn.
Đồng Trang (T/h)