+Aa-
    Zalo

    Những việc thường trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết truyền thống ở Việt Nam cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc...

    Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết truyền thống ở Việt Nam cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc.

    Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được dân gian quan niệm là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ ngày này được gọi là "Tết giết sâu bọ" vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.

    Tết Đoan Ngọ là dịp mọi người thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp ngay sau khi họ ngủ dậy. Sau đó là ăn các loại quả chua như mận, với quan niệm rằng vị chua sẽ có tác dụng diệt trừ sâu bọ rất tốt.

    Bên cạnh đó, nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ “sâu bọ”. Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. Tại vì ngày này, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an.

    Cũng theo quan niệm đó, các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc. Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng năm loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.

    Tết Đoan Ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo. Người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy mà phong tục Tết Đoan Ngọ hình thành.

    Hiện ở một số làng quê, sau Tết Nguyên Đán, Tết giết sâu bọ là Tết sum họp đầm ấm và có nhiều tục lệ gắn kết đời sống người dân. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong mùa màng bội thu.

    Đồng Trang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-viec-thuong-trong-ngay-tet-doan-ngo-55-a233327.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan