Ông Tedros hoan nghênh Trung Quốc công bố thông tin về việc nước này ghi nhận gần 60.000 ca tử vong liên quan COVID-19, đồng thời đề nghị Bắc Kinh chia sẻ thêm thông tin về tình hình dịch bệnh hiện nay.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung Quốc đang đối mặt với giai đoạn “rất khó khăn” khi quyết định nới lỏng các hạn chế của chính sách zero-COVID. Điều này đặt ra những thách thức trong việc chuẩn bị bệnh viện điều trị và bảo vệ sức khỏe của người dân.
"WHO ước tính ít nhất 90% dân số thế giới hiện có một số miễn dịch nào đó đối với virus SARS-CoV-2, do nhiễm bệnh hoặc tiêm phòng", Tổng giám đốc WHO cho hay.
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo bất kỳ tình huống xung đột vũ trang nào cũng có thể làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và gia tăng di cư dân số.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đình chỉ một quan chức cấp cao làm việc tại trụ sở ở Gevena (Thụy Sĩ) sau khi người ngày bị cáo buộc tấn công tình dục một bác sĩ người Anh hồi tháng trước.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về 4 loại syrup trị ho và cảm lạnh do công ty Maiden Pharmaceuticals ở Ấn Độ sản xuất sau vụ 66 trẻ em ở Gambia tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ sẽ tổ chức một cuộc họp khác trong tuần tới để quyết định liệu có nên công bố tình trạng khẩn cấp với bệnh đậu mùa khỉ hay không.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã kêu gọi hành động "khẩn cấp" để ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu khi số ca mắc tăng lên gấp 3 lần trong 2 tuần qua.
Nghiên cứu đầu tiên về các ca đậu mùa khỉ tại Anh cho thấy bệnh nhân đậu mùa khỉ ít sốt và mệt mỏi hơn, và nhiều tổn thương da ở vùng sinh dục và hậu môn hơn các ca bệnh thường thấy ở đậu mùa khỉ trước đây.
Việc cân nhắc đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ có phải là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC) hay không được đưa ra trong cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với các thành viên của Ủy ban Khẩn cấp.