Ông Nguyễn Hồng Tâm - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, phương pháp dùng mồi người bắt muỗi đêm được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế về giám sát và phòng chống sốt rét ban hành.
Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang gia tăng. Với trường hợp nặng cần nhập viện điều trị, trường hợp nhẹ hơn có thể dùng một số thảo dược dưới đây làm giảm triệu chứng, tăng tiểu cầu và tăng khả năng miễn dịch tại nhà.
Chiều 5/9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (tính từ ngày 1-4/9), có 851 bệnh nhân sốt xuất huyết ở thành phố này phải nhập viện điều trị, nâng tổng số ca bệnh đang điều trị tại các cơ sở y tế thuộc Hà Nội lên gần 1.300 ca.
Trong số nhiều bệnh truyền nhiễm, sốt xuất huyết là một mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Đồng thời đây cũng là bệnh có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng, nhất là với trường hợp tái nhiễm.
Người đàn ông 40 tuổi có biểu hiện sốt cao, đau đầu dữ dội và đã tự mua thuốc điều trị tại nhà. Bác sĩ nhận định tình trạng rất nguy hiểm, cần nhập viện gấp để truyền máu và theo dõi sát sao.
Trong tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, nếu mẹ bầu bị sốt xuất huyết thì cả mẹ và thai nhi đều có thể bị đe dọa đến tính mạng vì bệnh khó điều trị hơn so với người bình thường.
Trước bối cảnh số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, CDC Hà Nội đang đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết và tuyên truyền người dân tự phòng bệnh.
Sốt rét và sốt xuất huyết đều là 2 bệnh truyền nhiễm dễ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vì vậy, việc phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết là điều quan trọng để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Sốt xuất huyết tại Hà Nội được ghi nhận xuất hiện sớm hơn so với các năm trước. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Hà Nội đã ghi nhận 3.180 người mắc sốt xuất huyết, tăng 5,7 lần so với cùng kỳ năm 2022.