+Aa-
    Zalo

    "Siêu thực phẩm" màu tím cực sẵn ở chợ Việt, nhưng lại cực hại với người bệnh thận

    (ĐS&PL) - Loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều nước, potassium, magie, canxi, vitamin A và C có tác dụng kích thích nhịp tim, giúp cải thiện cấu trúc xương...

    Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa nhiều nước và potassium có tác dụng kích thích nhịp tim hoạt động bình thường; magie, canxi, vitamin A và C giúp cải thiện cấu trúc xương, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ cảm giác bồn chồn, lo lắng và giải quyết chứng mất ngủ.

    Cà tím không phải là thực phẩm gây dị ứng phổ biến, nhưng một số người có thể bị dị ứng (với các triệu chứng như phát ban, ngứa, nổi mề đay…) hoặc không dung nạp với cà tím và việc ăn chúng có thể dẫn đến tình trạng viêm hoặc các vấn đề về tiêu hóa..

    Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn hoặc hạn chế ăn cà tím

    Cà tím không phải là thực phẩm gây dị ứng phổ biến, nhưng một số người có thể bị dị ứng.

    Cà tím không phải là thực phẩm gây dị ứng phổ biến, nhưng một số người có thể bị dị ứng.

    Người mắc bệnh thận

    Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.

    Người có tiền căn dị ứng, hen suyễn

    Trong cà tím chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như histamin hàm lượng cao. Do đó, người bị hen suyễn, cơ địa dị ứng khi ăn vào rất dễ bị ngứa ở miệng, hoặc mẩn ngứa ngoài da, đặc biệt khi ăn phải cà tím chưa chín kỹ.

    Người bị bệnh dạ dày

    Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.

    Những người bị trầm cảm

    Tránh ăn cà tím nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm hoặc đang bị lo âu. Loại rau này có thể làm tăng chứng trầm cảm ở bệnh nhân và cũng làm giảm tác dụng của thuốc.

    Người cao tuổi

    Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.

    Người bệnh viêm khớp

    Cà tím và các loại rau họ cà khác có chất solanine. Một số người cho rằng, chất này có thể làm tăng tình trạng viêm, khiến các bệnh như viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.

    Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy lượng nhỏ solanine trong cà tím, làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp, nhưng nếu bạn nhận thấy cơn đau khớp bùng phát sau khi ăn cà tím, hãy tránh ăn rau họ cà.

    Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt.

    Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt.

    Người thể trạng yếu

    Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.

    Người bị kích ứng mắt

    Đối với người có bất kỳ vấn đề nào ở mắt và thấy mắt bị nóng rát hoặc sưng tấy không nên ăn cà tím.

    Những lưu ý quan trọng khi ăn cà tím

    Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc

    Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.

    Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.

    Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.

    Cà tím không thể ăn sống

    Trước kia, ở một số vùng, người ta thường ăn cà tím sống vì nó rất giòn, lại có cái vị chan chát chấm thêm chút muối mằn mặn thì quả là món ăn chơi khó cưỡng.

    Không nên ăn cà tím kèm các loại thức ăn có tính hàn khác như cua ghẹ, hải sản, thịt vịt, ngan, ếch, ốc… vì rất dễ gây rối loạn tiêu hóa.

    Không nên ăn cà tím kèm các loại thức ăn có tính hàn khác như cua ghẹ, hải sản, thịt vịt, ngan, ếch, ốc… vì rất dễ gây rối loạn tiêu hóa.

    Tuy nhiên, thực ra cách ăn này là rất sai lầm. Vì trong cà tím sống có chứa chất độc solanine, một khi chất này vào cơ thể người sẽ gây mê trung tâm hô hấp. Nếu ăn cà tím sống với lượng lớn, hàm lượng solanine càng nhiều thì càng khiến triệu chứng ngộ độc nặng thêm.

    Không nên gọt vỏ khi ăn

    Chất dinh dưỡng trong cà tím không chỉ có ở phần thịt quả mà ngay ở phần vỏ cũng rất cao, đặc biệt là hàm lượng vitamin P. Nếu bạn vứt bỏ vỏ của cà tím khi ăn thì điều này đồng nghĩa với việc bạn đã vứt bỏ một nửa lượng vitamin P từ cà tím. Vì vậy, khi ăn cà tím, chúng ta nên giữ nguyên phần vỏ, rửa sạch rồi cứ thế mà chế biến và tiêu thụ.

    Không ăn cà tím cùng thực phẩm có tính hàn

    Không nên ăn cà tím kèm các loại thức ăn có tính hàn khác như cua ghẹ, hải sản, thịt vịt, ngan, ếch, ốc… vì rất dễ gây rối loạn tiêu hóa. Nên dùng nhiệt ở mức vừa khi chế biến cà tím, nhiệt độ quá cao hoặc việc chiên với nhiều dầu sẽ làm giảm 50% giá trị dinh dưỡng của cà tím. Trừ khi chế biến bằng cách nướng trực tiếp trên bếp than thì bỏ vỏ, ngoài ra nên ăn cà tím luôn vỏ để tận dụng được nguồn dinh dưỡng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/sieu-thuc-pham-mau-tim-cuc-san-o-cho-viet-nhung-lai-cuc-hai-voi-nguoi-benh-than-a487396.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan