+Aa-
    Zalo

    Mỗi năm Việt Nam có trên 200.000 ca đột quỵ: Chuyên gia lý giải nguyên nhân

    (ĐS&PL) - Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí, dinh dưỡng không hợp lý, thói quen hút thuốc lá,…là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ngày một gia tăng.

    Chia sẻ tại tọa đàm “Những đổi mới trong Chăm sóc Sức khỏe Tim mạch và điều trị đột quỵ” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học - Công nghệ VinFuture 2024, Giáo sư Valery Feigin, Giám đốc Viện nghiên cứu Đột quỵ và Khoa học thần kinh ứng dụng quốc gia, Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand); Giáo sư liên kết của Đại học Washington (Hoa Kỳ) cho biết, 10 năm gần đây, tỷ lệ mắc mới và hiện mắc đột quỵ tăng trở lại. Nhiều người tàn tật hoặc tử vong do đột quỵ và tăng 89% trong 30 năm. Đặc biệt gánh nặng đột qụy ở nước thu nhập thấp và trung bình có nhiều nhất, Việt Nam nằm trong khu vực này, gấp 4 lần Newzeland.

    Theo Giáo sư Valery Feigin, hiện nay ước tính số người mắc đột quỵ là 12 triệu bệnh nhân, 7 triệu có thể tử vong, 94 triệu có di chứng.

    Giáo sư về đột quỵ hàng đầu thế giới. Ảnh: Thành Kều

    Giáo sư về đột quỵ hàng đầu thế giới. Ảnh: Thành Kều

    Đột quỵ ở Việt Nam là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Gánh nặng đột quỵ ở Việt Nam, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, đang tăng rất nhanh.

    Nguyên nhân đột quỵ gia tăng ở người trẻ có liên quan mật thiết tới tăng huyết áp (chiếm 60%), ô nhiễm không khí (chiếm gần 20%), và 30% liên quan tới lối sống không lành mạnh.

    Cụ thể, nguyên nhân liên quan tới lối sống có thể kể tới là hút thuốc, thiếu hoạt động thể chất, chế độ ăn uống không lành mạnh (sử dụng quá nhiều rượu bia)…

    PGS.TS.BS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, tỷ lệ đột quỵ ở Việt Nam rất cao. Trung bình mỗi năm Việt Nam có trên 200.000 ca đột quỵ mới. Đây là tỷ lệ mắc mới cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam vẫn còn cao, trong 90 ngày là 10%. Đặc biệt, tỷ lệ tàn phế do đột quỵ là rất lớn. Đây là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

    "Có 3 mục tiêu liên quan tới đột quỵ mà Việt Nam hướng tới, đó là giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ tàn phế", PGS Tôn nhấn mạnh.

    Theo vị chuyên gia, giải pháp giảm tỷ lệ mắc mới được coi là quan trong nhất đó là dự phòng tiên phát. Trong đó, cần nâng cao ý thức của người dân về bệnh đột quỵ, sự nguy hiểm của đột quỵ.

    PGS.TS.BS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai

    PGS.TS.BS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai

    "Mỗi người dân cần phải nhận biết được yếu tố nguy cơ đột quỵ và điều chỉnh. Ví dụ về lối sống, cần từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, nghiện rượu. Người ít vận động cần phải tăng cường vận động thể dục thể thao hàng ngày.

    Hay chế độ ăn, hiện nay, rất nhiều người Việt Nam ăn rất mặn gấp 2 lần khuyến cáo của WHO. Do vậy cần phải có chế độ ăn giảm mặn.

    Kiểm soát yếu tố nguy cơ, người có vấn đề thừa cân béo phì thì phải giảm cân và quản lý cân nặng; Người tăng huyết áp phải đảm bảo dung thuốc kiểm soát tốt huyết áp. Trong quá trình công tác, PGS Tôn đã gặp rất nhiều trường hợp người trẻ đột quỵ do liên quan tới tăng huyết áp không được kiểm soát; Người có vấn đề về mỡ máu cần phải điều trị để giảm các yếu nguy cơ xơ vữa mạch máu, bệnh lý tim mạch", PGS Tôn nói.

    Theo PGS Tôn, hiện này, công nghệ có vai trò hỗ trợ quản lý nguy cơ đột quỵ. Phần mềm quản lý đột quỵ có thể ước tính được nguy cơ đột quỵ và đưa ra các giải pháp để thay đổi.

    “Sắp tới chúng tôi sẽ đề xuất Bộ Y tế cho phép dùng phần mềm này để tất cả người dân có thể kiểm soát được yếu tố nguy cơ đột quỵ", PGS Tôn cho hay.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/moi-nam-viet-nam-co-tren-200-000-ca-ot-quy-chuyen-gia-ly-giai-nguyen-nhan-a487293.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan