+Aa-
    Zalo

    Sầu riêng tăng giá kỷ lục

    (ĐS&PL) - Nguồn cung hạn chế do đang thời điểm trái vụ cộng với đầu ra xuất khẩu (XK) thuận lợi, nhất là sang Trung Quốc đã đẩy giá sầu riêng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua.

    Tiền phong đưa tin, gần đây, trái sầu riêng tại vùng ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long) có giá từ 150.000- 170.000 đồng/kg, thậm chí 200.000 đồng/kg, cao hơn gấp đôi so với cách đây hơn 2 tháng và gấp 3 lần so với lúc sầu riêng đang thời điểm chính vụ năm trước (tháng 4, tháng 5/2022).

    Đây cũng là mức giá được xem là cao chưa từng có đối với loại trái cây này.

    Nguyên nhân đầu tiên là hiện đang vào thời điểm sầu riêng trái vụ, nguồn cung khan hiếm. Với 4 công (1.000m2/công) đất trồng sầu riêng gần 20 năm và đã tham gia sản xuất nghịch vụ được 5 năm nay, ông Phan Tấn Phúc (xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) chia sẻ: “Mặc dù cho trái rải vụ nhưng sản lượng, năng suất và giá bán cao nên nông dân có thể lãi hàng trăm triệu đồng mỗi công…”.

    Theo các tiểu thương và doanh nghiệp (DN) kinh doanh trái cây, sầu riêng đã được nông dân xử lý cho ra trái nghịch mùa nhiều năm nay nhưng giá bán thường chỉ ở mức từ 80.000-100.000 đồng/kg trở lại, không tăng cao như hiện nay. Lý do không chỉ bởi nguồn cung hạn chế mà còn do đầu ra XK đang thuận lợi, nhất là XK sang Trung Quốc.

    sau rieng tang gia ky luc1
    Thu hoạch sầu riêng ở ĐBSCL - Nguồn: Tiền phong.

    Tuy nhiên, nhiều người cho rằng giá sầu riêng tăng kỷ lục như này chỉ là tức thời và sẽ nhanh chóng trở về giá cũ.

    Cụ thể, tiến sĩ Bùi Thanh Liêm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, cho rằng, giá sầu riêng ổn định thường chỉ ở mức 80.000- 100.000 đồng/kg.

    “Khi sản lượng quá thấp mà nhu cầu đang có, DN sẵn sàng mua lỗ theo yêu cầu của nhà vườn để giữ mối. Họ muốn giữ mối làm ăn với nhà vườn, vì nếu không mua thì nhà vườn sẽ bán cho thương lái hay DN khác, cho nên giá cao đó chỉ là tức thời. Thực tế cũng có người bán với giá 200.000 đồng/kg nhưng số này không nhiều, vì hiện đang là mùa ‘kiệt’, đến mùa chính vụ thì giá sẽ trở lại bình thường thôi”, ông Liêm nói.

    Theo tìm hiểu của phóng viên, kỹ thuật xử lý cho trái rải vụ, nghịch mùa đã được nông dân ĐBSCL áp dụng nhiều năm qua nhằm tạo thuận lợi về đầu ra cho trái sầu riêng và hạn chế tình trạng “rộ mùa rớt giá”. Chi phí cho rải vụ, nghịch mùa thường cao hơn so với để cho cây ra trái thuận mùa tự nhiên, nhưng bù lại giá bán cao và dễ tiêu thụ, giúp nông dân có thu nhập tốt hơn.

    Với giá tăng cao như gần đây, người trồng sầu riêng có thể thu lãi cao gấp 2-5 lần so với cho trái thuận mùa. Tuy nhiên, theo các nhà vườn lâu năm, để ổn định giá cả đầu ra cho trái sầu riêng, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng ở trung ương, địa phương và nông dân tại các vùng trồng.

    Qua đó, giúp cân đối diện tích sản xuất sầu riêng rải vụ phù hợp từng thời điểm trong năm gắn với nhu cầu thị trường.

    Bên cạnh đó, người dân làm vườn cũng mắc không ít những "áp lực".

    Tin tức đưa tin, đứng trước nhu cầu thị trường về sầu riêng đang nóng, lợi nhuận của nhà vườn tăng cao. Tuy nhiên, với hiệu quả kinh tế quá hấp dẫn, một số nông dân đang tính toán việc đầu tư trồng mới và mở rộng diện tích trồng sầu riêng.

    Nếu điều này không được ngành chức năng và chính quyền địa phương kiểm soát, quản lý tốt thì có thể sẽ xảy ra tình trạng mất kiểm soát vùng trồng, dư thừa sầu riêng xuất khẩu và thiệt hại là người nông dân gánh chịu.

    sau rieng tang gia ky luc2
    Bà Phan Thị Ngọc Hương ở xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, xử lý cho vườn sầu riêng 10.000m2 ra hoa - Nguồn: Tin tức.

    Ngoài ra, kỹ thuật canh tác là điều cũng rất đáng ngại đối với người trồng sầu riêng. Như trường hợp bà Phan Thị Ngọc Hương ở xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh đánh giá, sầu riêng là loại cây "khó tính”, nhất là vấn đề dinh dưỡng, quy trình chăm sóc. Càng khó khăn hơn khi xử lý cho sầu riêng ra hoa nghịch vụ, rải vụ.

    “Sầu riêng ra hoa rồi lựa, tuyển chọn hoa, thụ phấn cho hoa vào ban đêm để tỷ lệ đậu trái cao và tuyển trái… Từ lúc trồng tới khi thu hoạch tốn rất nhiều công sức, thời gian và chi phí. Bà con cần cân nhắc kỹ khi chọn trồng loại cây này”, bà Hương cho hay.

    Phương Linh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-rieng-tang-gia-ky-luc-a565556.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đắk Lắk: Để “hương sầu riêng” thực sự bay xa

    Đắk Lắk: Để “hương sầu riêng” thực sự bay xa

    Sự kiện xuất khẩu chính ngạch sầu riêng đầu tiên được tổ chức tại Đắk Lắk mới đây là niềm tự hào không chỉ của người trồng sầu riêng Đắk Lắk mà còn là niềm vui chung của người dân vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.