+Aa-
    Zalo

    Sầu riêng có nóng không? Ai không nên ăn sâu riêng

    (ĐS&PL) - Sầu riêng là trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Tại một số quốc gia như Indonesia và Thái Lan, nó được mệnh danh là "vua của các loại hoa quả".

    Tác dụng của quả sầu riêng đối với sức khỏe

    Cải thiện sức khỏe xương

    Sầu riêng giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương.

    Sầu riêng giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương.

    Sầu riêng là một nguồn cung cấp magie, kali, mangan và đồng có vai trò trong việc phát triển và duy trì sức mạnh và độ bền của xương. Những khoáng chất thiết yếu trên giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương.

    Điều trị chứng thiếu máu

    Sầu riêng chứa một số khoáng chất khác nhau, bao gồm cả hàm lượng axit folic cao, là một thành phần thiết yếu trong việc sản xuất tế bào hồng cầu (RBC). Ngoài ra, sầu riêng là một nguồn cung cấp sắt và đồng, hai thành phần thiết yếu khác của tế bào hồng cầu, giúp hỗ trợ các triệu chứng thiếu máu có thể giảm bớt như: Khó tiêu, đau nửa đầu, mệt mỏi, lo lắng,...

    Tăng cường hệ miễn dịch

    Sầu riêng có hàm lượng vitamin C cao có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bạn ít bệnh tật và nhiễm trùng.

    Cải thiện tiêu hóa

    sau-rieng-co-nong-khong-ai-khong-nen-an-sau-rieng1.jpg

    sau-rieng-co-nong-khong-ai-khong-nen-an-sau-rieng1.jpg

    Chất xơ trong sầu riêng hỗ trợ việc đi tiêu dễ dàng hơn, vì vậy tránh được tình trạng táo bón và sức khỏe tiêu hóa được tăng cường.

    Hàm lượng thiamin có trong sầu riêng có thể làm tăng cảm giác ngon miệng và sức khỏe nói chung của người cao tuổi.

    Ngoài việc kích thích hoạt động nhu động ruột, chất xơ trong trái sầu riêng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa trong ruột. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ điều trị chứng ợ nóng và đầy hơi.

    Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

    Sầu riêng rất giàu kali, giúp điều hòa huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Sầu riêng chứa organosulfur có thể kiểm soát các enzym gây viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

    Theo nhiều nghiên cứu, ăn trái cây giàu chất xơ hòa tan có thể giúp giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C) và giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành. Trái sầu riêng tốt cho tim mạch nhờ hàm lượng chất xơ cao.

    Điều chỉnh lượng đường trong máu

    Mặc dù có hàm lượng đường cao nhưng sầu riêng có chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là nó không gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Điều này làm cho nó trở thành một loại trái cây phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người muốn kiểm soát lượng đường trong máu của họ.

    Có thể hỗ trợ tăng cân

    Nếu bạn muốn tăng thêm cân mà không cần bổ sung thêm calo vào chế độ ăn uống của mình, thì ăn sầu riêng thường xuyên và điều độ là khá có lợi.

    Sầu riêng có hàm lượng chất béo và calo cao chịu trách nhiệm cho lợi ích này. Nó cũng là một nguồn carbs tốt, giải phóng năng lượng đều đặn vào cơ thể và cung cấp cho chúng ta năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày, theo NDTV.

    Chống lão hóa

    Sầu riêng có đặc tính chống oxy hóa bắt nguồn từ vitamin và thành phần hóa học hữu cơ. Ăn sầu riêng có thể thúc đẩy cơ thể bạn loại bỏ các gốc tự do có hại, làm giảm nguy cơ lão hóa sớm và trì hoãn sự xuất hiện của các triệu chứng như nếp nhăn, đốm đồi mồi, thoái hóa điểm vàng, rụng tóc, rụng răng, viêm khớp và bệnh tim

    Ăn sầu riêng có nóng không?

    Sầu riêng có nóng không? Ai không nên ăn sâu riêng - 3
    Sầu riêng có nóng không? Ai không nên ăn sâu riêng - 4

    Do sầu riêng có tính nóng và khô nên nếu ăn sầu riêng quá nhiều sẽ khiến tình trạng nóng trong, nổi mụn, và nhiệt miệng.

    Theo trang tin Sohu, do sầu riêng có tính nóng và khô nên nếu ăn sầu riêng quá nhiều sẽ khiến tình trạng nóng trong, nổi mụn, và nhiệt miệng. Do đó, mỗi lần ăn sầu riêng, người khỏe mạnh bình thường không nên ăn quá 2 miếng một lúc

    Sầu riêng có tính nóng nhưng nếu ăn vừa đủ vẫn tốt cho sức khỏe. Ngoài là loại trái cây yêu thích, các món ăn thuốc từ quả sầu riêng cũng rất tốt cho sức khỏe.

    Ai không nên ăn sầu riêng

    Người có cơ địa nóng

    Do sầu riêng có tính nóng và khô nên nếu ăn sầu riêng quá nhiều sẽ khiến tình trạng nóng trong và xuất hiện các triệu chứng như ngộ độc, do đó người có thể trạng nóng không được ăn sầu riêng.

    Bệnh nhân tăng đường huyết

    Hàm lượng đường trong sầu riêng rất cao, khoảng 13%, lượng đường gấp 5 lần dưa hấu. Đường trong trái cây dễ dàng chuyển hóa thành glucose, lượng đường dư thừa tiêu thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường nên tránh.

    Bệnh nhân mắc bệnh ngoài da

    Sầu riêng là một loại trái cây có tác dụng đại bổ, tính nóng. Những người đang gặp vấn đề về da rất kiêng kỵ, ăn sầu riêng sẽ khiến các vết mẩn đỏ trên da thêm nghiêm trọng, nên cần chú ý.

    Bệnh nhân tim mạch và mạch máu não

    Tất cả những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não đều không thích hợp ăn sầu riêng, vì sầu riêng sẽ gây tắc nghẽn mao mạch, trường hợp nặng có thể gây vỡ mạch máu, đột quỵ và các hiện tượng khác nên nhóm bệnh nhân này không nên ăn.

    Bệnh nhân u nang buồng trứng

    Ăn sầu riêng là điều cấm kỵ đối với bệnh nhân u nang buồng trứng, vì tính nóng và chất dinh dưỡng của sầu riêng dễ khiến u nang buồng trứng tiếp tục phát triển, từ đó chèn ép các bộ phận khác của buồng trứng, gây chảy máu hoặc thậm chí là xoắn u nang, ảnh hưởng đến tính mạng.

    Bệnh nhân mắc bệnh thận

    Hàm lượng kali trong sầu riêng cao và kali trong cơ thể thường được đào thải qua nước tiểu. Cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như tê tay chân. Vì vậy, sầu riêng không thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh thận.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/sau-rieng-co-nong-khong-ai-khong-nen-an-sau-rieng-a433378.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan