+Aa-
    Zalo

    Rau răm cực tốt nhưng "đại kỵ" với những nhóm người sau

    (ĐS&PL) - Mặc dù có nhiều công dụng trong chữa bệnh nhưng rau dăm sẽ là "con dao 2 lưỡi" cực độc nếu bạn dùng sai cách và kết hợp với những thực phẩm đại kỵ.

    Theo báo Tiền phong, rau răm (hay còn gọi là thủy liễu) có vị cay, tính ấm, không có độc, có tác dụng chữa đau bụng lạnh, các vết thương do rắn cắn, chữa tràng ghẻ, cước khí (sưng chân – mùa đông chân tay hay bị cước), hắc lào, trĩ, nôn, sốt...

    Cũng được xếp vào loại rau gia vị rất quen thuộc chuyên ăn kèm với các món ăn có tính chất tanh như lòng lợn, trứng vịt lộn, chai hến,…để đánh bay mùi tanh của thực phẩm cũng như tăng thêm hương vị cho món ăn.

    Công dụng chữa bệnh của rau răm

    rau ram cuc tot va cuc doc neu ket hop sai cach khi an dspl1
    Rau răm có nhiều công dụng chữa bệnh. Ảnh minh họa

    Hỗ trợ tiêu hóa: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).

    Trị cảm cúm: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.

    Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày

    Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm)

    Đánh bay các vết bầm tím: Hái lấy 1 nắm lá rau răm làm sạch rồi giã nát ra. Sau đó trộn cùng với long não. Nếu không có thì trộn cùng đầu long não cũng được. Đắp vào chỗ bị thương và băng lại.

    Mụn bị sưng: Do tác dụng chống viêm và tiêu độc, được xem là một phương pháp tự nhiên tuyệt vời để loại bỏ mụn nhọt cũng như se khít lỗ chân lông.

    Điều trị vết thương bầm tím: Chỉ cần 1 nắm to rễ rau răm đun cùng với nước để uống. Khi uống thì hòa với 1 chén rượu trắng là được. Mỗi lần dùng 1 chén hỗn hợp trên thôi.

    Những “đại kỵ” về rau răm bạn cần biết

    Không nên ăn rau răm cùng thịt gà

    rau ram cuc tot va cuc doc neu ket hop sai cach khi an
    Rau răm không nên kết hợp cùng thịt gà. Ảnh minh họa

    Theo VTC News, rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.

    Phụ nữ không nên ăn rau răm trong ngày "đèn đỏ"

    Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên tránh ăn rau răm vì nó có thể gây ra hiện tượng rong huyết.

    Phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm

    Loại rau thơm này có vị cay, tính ấm, tính thơm, hành khí mạnh (khí hành dẫn đến huyết hành), có khả năng kích thích tử cung, làm ra thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm.

    Tuy nhiên, bà bầu chỉ ăn vài ngọn rau răm cùng với trứng vịt lộn… sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

    Chỉ khi dùng rau răm với lượng lớn như giã uống hay sắc làm thuốc uống thì mới gây ra nguy hiểm lớn. Trong dân gian, người ta hay dùng rau răm để làm sảy thai tự nhiên.

    Không ăn rau răm quá thường xuyên

    Theo Đông y, ăn nhiều rau răm sinh nóng rét, giảm tinh khí, tổn thương tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ ăn nhiều và thường xuyên ăn rau răm đều có thể gặp tình trạng suy giảm ham muốn tình dục.

    Nam giới ăn nhiều loại rau này có thể kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Trong khi đó, phụ nữ có thể gặp tình trạng mất chu kỳ kinh nguyệt.

    Những người máu nóng, suy nhược cơ thể cũng không nên ăn rau răm.

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/rau-ram-cuc-tot-nhung-dai-ky-voi-nhung-nhom-nguoi-sau-a590529.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan