Ba ba
Tuy ba ba và thịt vịt đều là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nếu kết hợp với nhau thì sẽ gây tiêu chảy, phù thũng do hai loại thịt này chứa các thành phần dinh dưỡng kỵ nhau.
Bên cạnh đó, thịt vịt chứa nhiều đạm còn thịt ba ba lại giàu chất sinh học - chất này có thể làm biến đổi hàm lượng đạm, dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt.
Quả mận
Thịt vịt có tính hàn giúp giải nhiệt cơ thể, trong khi đó, quả mận ăn ngon nhưng gây nóng trong người. Kết hợp 2 thực phẩm có đặc tính trái ngược sẽ gây chướng bụng, khó tiêu, nóng ruột, không tốt cho tiêu hóa. Vậy nên, bạn không nên ăn mận chung hoặc quá gần thời gian ăn thịt vịt.
Trứng gà
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, dùng để tư âm, dưỡng vị, có lợi trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi...
Mặc dù khuyên mọi người nên ăn thịt vịt ít nhất 1 lần/tuần để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tốt hơn, lương y Bùi Đắc Sáng lưu ý không nên dùng đồng thời thịt vịt và trứng gà để tránh gây tổn hại nguyên khí trong cơ thể.
Tỏi
Tỏi có tính nóng còn thịt vịt có tính hàn, nếu kết hợp với nhau thì không có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa.
Ngoài các thực phẩm trên, bạn cũng không nên ăn thịt vịt cùng thịt rùa vì có thể dẫn đến tình trạng “âm thịnh dương suy”, gây ra bệnh phù nề, tiêu chảy. Bên cạnh đó, không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, kiều mạch.
Đinh Kim(T/h)