+Aa-
    Zalo

    Những lễ hội dân gian Việt Nam đặc sắc tháng 12

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Lễ hội là hoạt động thể hiện rõ nhất những nét văn hóa truyền thống và phong tục tập quán của từng quốc gia, dân tộc. Cùng khám phá những lễ hội dân gian Việt Nam.

    Lễ hội là hoạt động thể hiện rõ nhất những nét văn hóa truyền thống và phong tục tập quán của từng quốc gia, dân tộc. Cùng khám phá những lễ hội dân gian Việt Nam đặc sắc tháng 12 (tức tháng 10 âm lịch, năm nhuận)
    Phong tục tập quán, nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội dân gian Việt Nam
    1. Lễ hội Mừng lúa mới của người Ê Đê
    Những lễ hội dân gian Việt Nam đặc sắc tháng 12
    Theo phong tuc tap quan truyền thống của đồng bào Ê Đê và các dân tộc Tây Nguyên như: Gia Rai, Ba Na, Xơ - đăng, M’Nông,… hằng năm sau mùa gặt hái, bắt đầu từ cuối tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, dân làng nơi đây sẽ cùng tổ chức lễ hội Mùa xuân hay còn gọi là lễ Mừng lúa mới.
    Vào dịp này, mọi gia đình đều làm lễ ăn cơm mới để tạ ơn trời đất, thần lúa, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu,… Sau nghi thức rước hồn lúa, các già làng chủ trì tổ chức cúng lễ trong buôn làng của mình để cầu mưa thuận, gió hòa, mọi người khỏe mạnh.
    Lễ hội diễn ra trong suốt 7 ngày đêm, không khí khắp các buôn làng càng lúc càng rộn ràng, náo nhiệt, tiếng chiêng, tiếng trống vang cả núi rừng. Trong những ngày lễ hội người Ê Đê còn có các sinh hoạt văn hóa đặc sắc như: kể sử thi, thổi kèn đing năm, đing Ktút, hát dân ca, …
    2. Tết Song thập (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười.
    Theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, ngày này người ta thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc. Có nơi tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 để nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong.
    Xem chi tiết: Tết Trùng Thập - Ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch 
    3. Lễ hội miếu bà
    Hàng năm, lễ hội Miếu Bà diễn ra 3 ngày từ ngày 16 đến 18 tháng 10 Âm lịch tại Miếu Bà ngũ hành trên đường Hoàng Hoa Thám, TP. Vũng Tàu. Hội viên Miếu Bà chỉ dành cho nữ giới, banh điều hành cũng do các bà phụ trách. Miếu Bà được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, do ngư dân Thắng Tam xây dựng để thờ ngũ hành tức năm yếu tố vật chất: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ theo tư tưởng triết học Trung Quốc. Miếu Bà nằm bên trái khu đình Thần Thắng Tam. Lễ hội Miếu Bà là những ngày lễ sôi động và linh đình. Vốn có tiếng hiển linh nên vào các ngày hội du khách từ khắp các nơi đổ về hành hươn cúng bái rất đông.
    4. Lễ hội Ok om bok của đồng bào Khmer - Sóc Trăng
    Những lễ hội dân gian Việt Nam đặc sắc tháng 12
    Lễ hội này diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Theo quan niệm của bà con Khmer, đây là ngày cuối cùng một chu kỳ của mặt trăng xoay quanh trái đất, và cũng là thời điểm hết thời vụ của năm. Cúng trăng là để tạ ơn thần mặt trăng trong một năm đã bảo vệ mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu cho mọi nhà, đồng thời giúp cho nông dân trúng mùa trong năm tới;
    5. Lễ Hội Đền Bà Đen (LHĐBĐ)­­Nếu Bà Chúa Xứ là một huyền thoại được tạo dựng từ bức tượng đá tìm thấy trên núi Cấm, mà nguồn gốc vẫn chưa biết chính xác, trái lại Bà Đen là một chuyện tích cụ thể trong dân gian ở vùng Trảng Bàng-Tây Ninh.
    Chuyện rằng : Dưới thời GiaLong (1802-1819) có một viên quan trấn nhậm tại Trảng Bàng, bắt buộc con gái phải kết hôn với một công tử con của môộ gia đình môn đăng hộ đối. Nhưng cô gái tên là Nàng Đênh không chịu vì cô đã có ý trung nhân là một chàng trai nghèo, mồ côi cha mẹ, và cha mẹ chàng trai nầy lúc sinh thời là người nghĩa khí, ra tay nghĩa hiệp cứu giúp những người bị bọn nhà giàu quyền thế hà hiếp. Biết rõ sự tình, viên quan kia hãm hại chàng trai bằng cách gán tội cho chàng là loạn đảng và bắt giết. Buồn tình, hận tủi, Nàng Đênh bỏ lên núi Mây (Vân Sơn) để tu.­­Vân Sơn (tức núi Bà Đen ngày nay) là ngọn núi cao trên 800m, cao nhất ở Nam Bộ. Chung quanh Vân Sơn có nhiều rừng hoang, thú dữ nên người dân không dám đến gần vùng núi đầy nguy hiểm ấy, nhưng Nàng Đênh quyết đến núi vì nghe nói trên núi có một vị nữ tiên hay cứu giúp người và muốn đi thật xa, đến vùng hẻo lánh để cha mẹ không tìm được. Nhưng không may, trên đường lên Vân Sơn, Nàng Đênh bị cọp vồ xé xác chết dưới chân núi Mây, trong hang đá Suối Vàng.
    Từ sau khi Nàng Đênh bị cọp xé xác, những « làng rừng » quanh vùng Vân Sơn, đêm đêm nghe tiếng cọp rống đến kinh người, và tiếng roi đánh vun vút hình như có vị thần nào đang đang trừng trị bọn cọp dữ. Rồi đến một đêm, không còn nghe tiếng cọp rống cũng không còn tiếng roi đánh cọp, vùng Vân Sơn không còn con cọp nào lảng vảng nữa. Tiều phu bắt đầu dám vào rừng đốn củi.
    Dân chúng đồn rằng hồn chết oan của Nàng Đênh đã được T rời Phật siêu độ và được Thượng Đế phong cho chức Linh Sơn Thánh Mẫu,và ngọn Vân Sơn từ nay được gọi là Núi Bà Đen (để khỏi phạm húy, dân gian gọi trại ra là Bà Đen thay vì Bà Đênh).
    Lễ hội Bà Đen do đó còn được gọi là lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu, được xây trên lưng chừng núi cao độ 380m. Đến nay, đền được trùng tu nhiều lần, và từ chân núi đi lên đã làm một con đường bậc thang cho người đi bộ.LHBĐ được tổ chức vào đầu mùa xuân , sau Tết nguyên đán, từ ngày 10 đến rằm tháng giêng.
    Hàng năm, đến ngày LHĐBĐ, dân chúng các tỉnh đến rất đông để đến xin phước lành bà Linh Sơn Thánh Mẫu có đến cả trăm ngàn người.­­Xét vể hình thức hành lễ , lễ hội Bà Đen đơn giản hơn lễ hội Bà Chúa Xứ, không có lễ Xây Chầu và hát bội, nhưng có phần trang nghiêm đượm màu sắc cổ truyền, gần gũi với việc thờ phụng các vị thần linh trong dân gian.
    6. Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá­­Lễ hội diễn ra trong 3 ngày 18, 19 và 20 tháng 10 âm lịch để kỹ niệm người anh hùng chống giặc Pháp vào những năm 1861-1886 mà dân gian còn truyền tụng :
    "Hỏa Hồng Nhật Tảo oanh thiên địa­Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần."
    Đền thờ Nguyễn Trung Trực có ở nhiều nơi như Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, nhưng đền thờ ở Rạch Giá là lớn nhứt, do đó lễ hội được tổ chức long trọng tại nơi mà nhà anh hùng đã hy sinh.­­7. Lễ Hội Thánh Địa Hòa Hảo ở làng Hòa Hảo (An Giang)­­Hàng năm vào ngày 18 tháng 5 âm lịch là ngày kỷ niệm thành lập đạo Hòa Hảo (18-5-1941). Đây là lễ hội của một tôn giáo mới thành hình chỉ hơn nửa thế kỷ nhưng đã nhanh chóng ăn sâu vào truyền thống dân gian của dân miền Tây Nam Bộ. Vào mùa lễ hội, hàng trăm ngàn tín đồ Hòa Hảo từ khắp nơi tụ tập về thánh địa để tưởng nhớ giáo chủ Huỳnh Phú Sổ đã bị Cộng Sản hãm hại và hun đúc tinh thần từ vì đạo.­­8. Lễ Hội « Chol Chnam Thmay » và « Or Ang Bok » của người Khmer Nam Bộ­­Lễ hội Chol Chnam Thmay là ngày Tết truyền thống (ăn mừng năm mới) của dân Khmer được tổ chức vào giữa tháng 4 âm lịch (4 ngày) dể rước thần Thevada, vị thần cai quản thiên hạ, giúp đỡ người tốt, trừng trị kẻ xấu (theo thần thoại Bà La Môn).
    Lễ hội Or Ang Bok là lễ chào mừng mặt trăng, được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Lễ nầy thường có tổ chức đua ghe « ngo » là một đặc điểm mang tính chất truyền thống nhằm biểu lộ tinh thần vui khỏe trong lao động sản xuất và cầu thần mặt trăng giúp cho nông dân trúng mùa năm tới.
    Xem ngay tot xau trong tháng để tiến hành việc: động thổ, khai trương, cưới hỏi, sang cát, xuất hành cầu tài lộc,... được suôn sẻ.

    9. TP.HCM: Nhiều lễ hội dân gian sẽ diễn ra trong tháng 12

    Những lễ hội dân gian Việt Nam đặc sắc tháng 12
    Bắt đầu từ tháng 12, tại TP.HCM sẽ liên tiếp diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, thể thao, ẩm thực, du lịch nhằm thu hút và kích cầu du lịch.
    Mở đầu chuỗi hoạt động là chương trình Du lịch mua sắm TP.HCM diễn ra từ ngày 1-31/12/2014. Theo đó, gần 500 đơn vị là các trung tâm thương mại, dịch vụ lưu trú và ẩm thực, chăm sóc sức khoẻ trên toàn thành phố sẽ đồng loạt giảm giá, khuyến mãi thực sự với các mặt hàng mới.
    Tiếp theo là Liên hoan ẩm thực món ngon các nước lần thứ 9 diễn ra từ ngày 4-7/12/2014. Điểm mới của liên hoan năm nay là có sự tham gia lần đầu tiên của một số nước Trung Đông với các món độc đáo; điểm nhấn là liên hoan bếp trưởng 5 sao, triển lãm hơn 60 món bánh lạ của hơn 100 bếp trưởng danh tiếng.
    Song song đó là các hoạt động văn hoá thể thao như các chương trình biểu diễn nghệ thuật ngoài trời, trang trí ánh sáng đường phố, thi đấu trò chơi dân gian ở công viên 23/9 từ Giáng sinh cho đến Tết Dương lịch.
    Chuỗi lễ hội cuối năm là dịp để TP.HCM bắt đầu tạo bản sắc riêng vào thời điểm này hàng năm, đồng thời kích cầu thương mại, thu hút du lịch. 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-le-hoi-dan-gian-viet-nam-dac-sac-thang-12-a72006.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan