+Aa-
    Zalo

    Nga - Nhật cùng thảo luận vấn đề tranh chấp lãnh thổ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp nhau tại một khu nghỉ mát suối nước nóng, cùng bàn về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

    (ĐSPL) – Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp mặt tại một khu nghỉ mát suối nước nóng, và cùng bàn về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin thảo luận về tranh chấp lãnh thổ. Ảnh: Reuters

    Hôm nay (15/12), 2 nhà lãnh đạo Nga và Nhật Bản bắt đầu có cuộc hội đàm, để cùng tìm kiếm những tiến bộ về vấn đề lãnh thổ đã gây khó khăn cho quan hệ 2 nước, kể từ khi một hiệp ước hòa bình chính thức kết thúc Thế chiến thứ II được ký kết.

    Hai bên có thể sẽ để dành một số thỏa thuận về hợp tác kinh tế trong khu vực từ công nghệ y học đến năng lượng. Tuy nhiên, 2 nhà lãnh đạo đã không hi vọng về một bước đột phá trong việc giải quyết nhanh chóng bất đồng ở quần đảo phía Tây Thái Bình Dương, mà lực lượng Liên Xô giành lấy từ cuối Thế chiến thứ II, buộc 17.000 cư dân Nhật Bản phải chạy trốn.

    Cuộc hội đàm diễn ra tại một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng ở sườn núi Nagato, và một cuộc gặp khác cũng sẽ được tổ chức tại Tokyo vào ngày mai (16/12).

    Cảnh sát chống bạo động đã được huy động trên đường phố Nagato, nơi mà có những biểu ngữ chào đón có hình vẽ ông Putin cùng dòng chữ: "Một khởi đầu mới, từ Nagato".

    Cuộc hội đàm diễn ra tại khu nghỉ dưỡng suối nước nóng ở Nagato. Ảnh; Reuters

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết sẽ giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, với hy vọng để lại một di sản ngoại giao tích cực cũng như xây dựng mối quan hệ tốt hơn với Nga để “dè chừng trước một Trung Quốc đang lên.

    Nhưng một thỏa thuận giúp kết thúc tranh chấp về quần đảo mà Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc và với Nga là Nam Kuriles, sẽ mang lại rủi ro cho ông Putin. Từ trước tới nay, vị Tổng thống Nga chưa bao giờ muốn làm xấu đi hình ảnh của mình, như một hậu vệ trung thành bảo vệ chủ quyền của Nga.

    "Còn rất nhiều các rào cản để xóa bỏ được tranh chấp", Yasutoshi Nishimura, một cố vấn cho ông Abe nói với Reuters. "Mặt khác, họ là 2 nhà lãnh đạo mạnh mẽ, vì vậy tôi hy vọng rằng hướng giải quyết sẽ sớm xuất hiện".

    Bên cạnh đó, Nga cũng hy vọng sẽ giành được giao dịch với các công ty Nhật Bản như là một phần của trục châu Á để đáp trả chính phủ phương Tây – những quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với Nga từ năm 2014 vì cuộc xung đột Ukraine.

    Putin nói với tờ Yomiuri rằng mục tiêu của một hiệp ước hòa bình sẽ khó khăn hơn nếu Nga vẫn bị Nhật Bản cấm vận.

    Nhật Bản từ lâu đã khẳng định chủ quyền đối với tất cả 4 quần đảo tranh chấp ở khu vực phía Bắc. Mặc dù vậy, đã có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Tokyo đang xem xét lại lập trường của mình, có lẽ bằng cách khơi dậy một công thức dựa trên một tuyên bố chung năm 1956, trong đó Liên Xô đồng ý sẽ bàn giao 2 hòn đảo nhỏ hơn sau khi một hiệp ước hòa bình được ký kết.

    Qua nhiều thập kỷ, 2 bên đã có những thời gian đề ra ý tưởng cho các hoạt động kinh tế chung trên 2 hòn đảo này, nhưng tuyên bố của mỗi bên về chủ quyền chưa bao giờ được thống nhất.

    Điều 80, Hiến pháp Liên bang Nga,

    Tổng thống là người bảo vệ Hiến pháp Liên bang Nga, quyền và tự do của cá nhân và công dân Nga . Theo những thủ tục hiến định, Tổng thống thông qua những biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga và điều phối hoạt động giữa các cơ quan quyền lực nhà nước. Đối với Quốc hội, Tổng thống có quyền gửi thông điệp Liên bang, đưa ra hay bác bỏ các dự luật, giải tán Đuma Quốc gia (Hạ viện của Quốc hội liên bang Nga) và quyết định bầu cử Đuma trước thời hạn. Đối với Chính phủ, Tổng thống là người điều hành toàn bộ hoạt động: có quyền đề cử ứng cử viên Thủ tướng Chính phủ để Đuma Quốc gia phê chuẩn cũng như tuyên bố giải tán Chính phủ bất cứ lúc nào. Tổng thống có nhiệm vụ quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước. Trong quan hệ quốc tế, Tổng thống có quyền đám phán và ký kết các điều ước quốc tế. Chúng sẽ có hiệu lực khi hai viện của Quốc hội phê chuẩn. Tổng thống cũng là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trên lãnh thổ Liên bang hoặc ký kết hiệp ước hòa bình với sự phê chuẩn của Quốc hội. Tổng thống cũng được quyền trao huân và huy chương, giải quyết các vấn đề về quốc tịch và có quyền ân xá và đặc xá.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    Link nguồn: https://www.constituteproject.org

    (Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga---nhat-cung-thao-luan-van-de-tranh-chap-lanh-tho-a174198.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan