+Aa-
    Zalo

    Nên uống nước như thế nào trong bữa ăn?

    (ĐS&PL) - Tham khảo bài viết này để biết việc uống nước trong khi ăn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của cơ thể người không.

    Chắc hẳn bạn đã từng nghe về những cảnh báo “Đừng uống nước trong khi ăn” vì có có người nói rằng vừa ăn vừa uống có thể hại đến quá trình tiêu hóa.

    Một số người cũng cho rằng vừa ăn vừa uống sẽ làm loãng axit dạ dày, gây đầy hơi, ợ nóng, ... Hoặc cũng có người truyền tai nhau ăn uống theo cách đó sẽ làm cơ thể bị mập lên. 

    Tuy nhiên, theo Johannes Georg Wechsler, chủ tịch của Hiệp hội Bác sĩ Dinh dưỡng Đức, những điều trên không hoàn toàn chính xác.

    "Uống nước trong bữa ăn có thể làm loãng axit dạ dày. Tuy nhiên, cơ thể con người tiết ra đến 4 lít axit mỗi ngày để phân hủy thức ăn. Axit này giúp phân hủy thức ăn thành các phần nhỏ hơn để dễ tiêu hóa, đồng thời tiêu diệt hầu hết vi khuẩn mà nước bọt chưa xử lý", tiến sĩ Wechsler giải thích.

    Uống nước như thế nào trong bữa ăn.

    Uống nước như thế nào trong bữa ăn.

    Rita Rausch, chuyên gia ẩm thực và dinh dưỡng tại Trung tâm tư vấn Người tiêu dùng bang Rhineland-Palatinate của Đức, cũng đồng tình với ý kiến này. Bà cho biết việc uống nước trong khi ăn không gây hại cho cơ thể.

    "Một cốc nước không có vấn đề gì. Ngược lại, nó giúp vận chuyển thức ăn được nhai kèm theo nước bọt vào dạ dày, từ đó di chuyển đến ruột", bà giải thích.

    Tuy nhiên, một số phụ huynh không cho phép trẻ em uống nước trong bữa ăn vì lo ngại rằng nước sẽ làm trẻ cảm thấy no bụng, ăn ít hơn và có thể gây suy dinh dưỡng. Trong những trường hợp như vậy, tiến sĩ Palatinate gợi ý cho phép trẻ uống một chút nước trong bữa ăn, nhưng giới hạn một ly và phải uống đều đặn suốt toàn bộ bữa ăn.

    Theo tiến sĩ Wechsler, nước lọc là loại thức uống tốt nhất trong bữa ăn, giúp trẻ cảm nhận hương vị của thức ăn mà không làm chán ngấy. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc uống rượu bia trong bữa ăn có thể làm sai lệch vị của thức ăn và cũng không tốt cho sức khỏe. Đối với người lớn, ông khuyến nghị uống trà trái cây không đường.

    Tiến sĩ Wechsler cũng khuyến nghị sử dụng nước ấm trước, trong hoặc sau bữa ăn, vì nước ấm có thể kích thích quá trình trao đổi chất, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, đặc biệt là sau khi ăn một bữa lớn.

    Một phương pháp khác để hỗ trợ tiêu hóa là uống một tách cà phê sau bữa ăn. Tiến sĩ Wechsler giải thích rằng các hợp chất có vị đắng trong cà phê có thể kích thích quá trình tiêu hóa.

    Nên uống nước ấm trước, trong hoặc sau bữa ăn.

    Nên uống nước ấm trước, trong hoặc sau bữa ăn.

    Nước cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Các chuyên gia khuyến nghị mỗi người uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, nhưng không nên uống lượng nước quá lớn cùng một lúc. Thường thì, cơ thể chỉ hấp thụ hiệu quả một lượng nước hạn chế vào một thời điểm. Tiến sĩ Wechsler khuyến nghị uống một cốc nước mỗi giờ.

    Đối với trẻ em, họ cần lượng nước ít hơn. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Đức, trẻ từ 4 đến 7 tuổi có thể uống khoảng 940 ml nước mỗi ngày.

    Việc uống đủ nước rất quan trọng, bởi cơ thể mất khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày thông qua mồ hôi, ngay cả khi không vận động nhiều. Nếu không bổ sung đủ nước kịp thời, cơ thể không thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.

    "Biểu hiện của tình trạng này là khó tập trung, đau đầu, chóng mặt. Nếu không uống nước trong vòng 7 ngày, bạn có thể gặp nguy cơ tử vong", tiến sĩ Wechsler cảnh báo, theo VnExpress.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nen-uong-nuoc-nhu-the-nao-trong-bua-an-a421028.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan