+Aa-
    Zalo

    Mức lương tối thiểu tăng thêm năm 2015 được tính như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mức lương tối thiểu theo vùng được điều chỉnh cho các đối tượng có sự thay đổi tăng lên từ đầu năm 2015. Cụ thể, mức lương tối thiểu tăng thêm này được tính...

    (ĐSPL) - Mức lương tối thiểu theo vùng được điều chỉnh cho các đối tượng có sự thay đổi tăng lên từ đầu năm 2015. Cụ thể, mức lương tối thiểu tăng thêm này được tính như sau...
    Theo quy định mới tại Nghị định 103/2014/NĐ-CP, các đối tượng người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động … đều sẽ được hưởng mức lương tối thiểu tăng thêm bình quân 250.000-400.000 đồng/tháng, tùy đối tượng.
    Cụ thể, mức lương tối thiểu 3.100.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với vùng I (gồm các quận và một số huyện của TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, một số đô thị của các địa phương khác), tăng 400.000 đồng/người/tháng so với mức áp dụng từ năm 2014.
    Mức lương 2.750.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với vùng II, gồm các huyện còn lại thuộc TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã, huyện có thu nhập bình quân tính trên đầu người cao. Mức lương này đã tăng thêm 350.000 đồng/người/tháng so với năm 2014.
    Mức lương 2.400.000 đồng/người/tháng đối với vùng III, gồm các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại, trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, II và một số thị xã, huyện có thu nhập bình quân tính theo đầu người tương đối cao. Mức này tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng so với mức áp dụng cùng kỳ năm 2014.
    Còn đối tượng lao động tại vùng IV, gồm các địa phương còn lại, sẽ được hưởng lương tối thiểu 2.150.000 đồng/người/tháng, tăng 250.000 đồng/người/tháng so với trước.
    Ngoài ra, một số đối tượng thu nhập thấp, gồm các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) cũng được điều chỉnh tăng thêm 8\% kể từ ngày 1/1/2015 theo Nghị quyết 78/2014/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Quốc hội.
    Nếu là sĩ quan quân đội (có cấp bậc từ thiếu úy trở lên) sẽ không được điều chỉnh lương từ 1/1/2015, vì đều có hệ số lương cao hơn 2,34. Với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng nếu có hệ số lương từ 2,34 trở xuống sẽ được điều chỉnh tăng lương. Cụ thể: Mức tiền lương tăng thêm hàng tháng = Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh x Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng x 8\%. Tiền lương tăng thêm không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và tính các loại phụ cấp lương.
    Riêng với đối tượng người lao động giúp việc trong gia đình, mức lương tối thiểu cũng được thay đổi theo mức lương tối thiểu vùng kể từ tháng 1 năm nay.
    Trước đó, Bộ Tài chính vừa có hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống.
    Cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10\% chi thường xuyên để bổ sung nguồn kinh phí thực hiện cho các đơn vị dự toán ngân sách cùng cấp, và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn.
    Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương có nhu cầu kinh phí lớn, Bộ Tài chính sẽ thẩm định (trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan) và thông báo bổ sung kinh phí.

    Mức lương tối thiểu theo vùng được điều chỉnh cho các đối tượng có sự thay đổi tăng lên từ đầu năm 2015

    Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2015 với các đối tượng như thế nào?
    Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2015 đã có nhiều sự thay đổi đáng chú ý, đặc biệt là về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội.
    Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là 26\%/tháng, trong đó người lao động đóng 8\% và doanh nghiệp đóng 18\%.
    Kể từ 1/1/2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 3 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị đều thuộc đối tượng đồng thời giam gia BHXH với mức đóng 26\%. Ngoài ra, người lao động cũng phải tham gia bắt buộc bảo hiểm y tế (mức đóng 4,5\%, trong đó người lao động đóng 3\%, doanh nghiệp đóng 1\%) và bảo hiểm thất nghiệp 2\% (người lao động và doanh nghiệp mỗi bên đóng 1\%).
    Mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH, đối với lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương có Nhà nước quy định thì căn cứ đóng BHXH là hệ số lương tháng theo ngạch, bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
    Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHXH là mức lương cơ sở và mức tiền lương tối đa để đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
    Đối với người lao động hưởng tiền lương theo quy định là người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng BHXH là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động. Mức tiền lương thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng, mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
    Lương đóng bảo hiểm là do doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động và không được thấp hơn mức lương tối thiểu quy định vùng từ ngày 1/1/2015.
    AN NHIÊN (Tổng hợp)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muc-luong-toi-thieu-tang-them-nam-2015-duoc-tinh-nhu-the-nao-a89108.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan