+Aa-
    Zalo

    Loại rau dại mọc đầy bên bụi rậm là “thuốc thần” hô biến lá gan khỏe mạnh

    (ĐS&PL) - Loại rau dại được nhắc đến chính là rau má. Với tính mát vốn có, rau má giúp giải độc gan hiệu quả và an toàn cho cơ thể.

    Rau má tốt với gan thế nào?

    Một người có lá gan khỏe mạnh cũng đồng nghĩa với việc có một cơ thể khỏe mạnh bởi những đa số các chức năng quan trọng trong cơ thể đều do gan nắm giữ. Vì thế lá gan cũng là đối tượng thường xuyên chịu nhiều tổn hại do nhiều loại bệnh, trong đó phổ biến có bệnh nóng gan, bệnh để kéo dài sẽ gây ra những tổn hại không tốt cho gan và cơ thể.

    Chức năng gan yếu không thực hiện được chức năng giải độc làm độc tố được giữ lại bên trong cơ thể gây nóng gan từ bên trong. Thêm vào đó là việc hàng ngày  cơ thể tiếp xúc với rất nhiều yếu tố có độc tích lũy lại trong gan như: rượu bia, thuốc lá, hóa chất, thuốc tây, chế độ ăn uống không hợp lý, thời tiết môi trường đều có thể gây nên bệnh nóng gan. Vì vậy việc sử dụng các loại thực phẩm mát gan giải độc sẽ giúp thanh lọc gan tốt.

    Rau má được sử dụng trong việc chữa bệnh viêm gan mãn: da vàng sạm, lòng bàn tay nóng, đau thường xuyên vùng hạ sườn… Ảnh minh họa

    Rau má được sử dụng trong việc chữa bệnh viêm gan mãn: da vàng sạm, lòng bàn tay nóng, đau thường xuyên vùng hạ sườn… Ảnh minh họa

    Rau má có tính mát nên nó giúp giải độc gan vô cùng hiệu quả mà an toàn cho cơ thể. Rau má được sử dụng trong việc chữa bệnh viêm gan mãn: da vàng sạm, lòng bàn tay nóng, đau thường xuyên vùng hạ sườn… Vì vậy uống nước rau má rất tốt cho cơ thể chúng ta. Với những người bị nóng gan, gan tổn thương do dùng nhiều bia rượu có thể dùng bài thuốc kết hợp rau má và râu ngô sắc nước uống sẽ rất tốt.

    Với những người bị nóng gan, gan tổn thương do dùng nhiều bia rượu có thể dùng bài thuốc kết hợp rau má và râu ngô sắc nước uống: mỗi ngày, bạn dùng khoảng 50g rau má (rửa sạch cả cây bao gồm rễ và lá), 20g râu ngô, sắc với 1.000 ml nước sau đó cô lại còn 30 ml, chia đều uống 2 lần/ ngày.

    Uống liên tục trong 30 ngày sẽ thấy hiệu quả.Rau má chữa viêm gan virus: Lấy 150g rau má tươi nấu với 500 ml nước, đun đến khi còn lại 250 ml, pha thêm một chút đường phèn. Chia đều uống 3 lần/ ngày khi đói bụng đem lại hiệu quả rất tốt.

    Các công dụng khác của rau má

    Hỗ trợ hệ tuần hoàn

    Rau má đóng vai trò lớn trong hệ tuần hoàn. Nó có thể giúp tối ưu hóa hệ tuần hoàn, giúp ngăn ngừa xuất huyết, giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch. Không chỉ vậy rau má còn giúp kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng. Từ đó giúp các bộ phận và cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn.

    Trong loại rau này có hoạt tính chống viêm nhiễm và chống oxi hóa nên giúp cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng. Ảnh minh họa

    Trong loại rau này có hoạt tính chống viêm nhiễm và chống oxi hóa nên giúp cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng. Ảnh minh họa

    Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

    Rau má có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị các cơn đau dạ dày. Trong loại rau này có hoạt tính chống viêm nhiễm và chống oxi hóa nên giúp cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.

    Cải thiện khả năng nhận thức

    Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau má có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể. Nó giúp đẩy mạnh oxy hóa trong não và cải thiện các hoạt động nhận thức. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong rau má cũng giúp kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.

    Giảm lo âu

    Trong rau má có chất triterpenoid giúp giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh. Những người uống rau má thường ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn so với người không uống.

    Phục hồi vết thương

    Chất triterpenoid có trong rau má còn có công dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương giúp cho vùng da này khỏe mạnh hơn.

    Chữa các bệnh về tĩnh mạch

    Đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch, suy tĩnh mạch sử dụng rau má có thể giúp giảm sưng và tăng cường lưu thông máu huyết. Một nghiên cứu đã cho thấy những người bị tăng huyết áp tĩnh mạch sau khi dùng rau má thì triệu chứng mệt mỏi, chuột rút, đau nhức, sưng tấy, phù mắt cá giảm rõ rệt sau 4 tuần.

    Ai không nên dùng rau má

    Không dùng nhiều khi thai sản

    Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ dự định mang thai và đang mang thai nên tránh ăn rau má, bởi chị em sử dụng lâu ngày sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Ngoài ra các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng món rau thanh mát này.

    Không dùng khi bị tiểu đường

    Để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhiều người thường xuyên mua rau má về chế biến thay rau, thay nước giải khát. Việc dùng quá nhiều như vậy sẽ làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt, người bị tiểu đường.

    Không dùng khi bị tiêu chảy

    Nhiều người cứ nghĩ nóng trong người thì uống cốc nước rau má để thanh nhiệt. Tuy nhiên họ không biết sử dụng nhiều rau má rất dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt, khi cho thêm đường vào nước rau má càng làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng thêm. Vì vậy, để cân bằng, tốt nhất khi uống bạn nên ăn thêm một vài lát gừng tươi.

    Không dùng khi đang sử dụng thuốc

    Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/loai-rau-dai-moc-ay-ben-bui-ram-la-thuoc-than-ho-bien-la-gan-khoe-manh-a469740.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan