+Aa-
    Zalo

    Loại nước “khoái khẩu” nhưng khiến chị em “khổ sở” khi đến tháng

    (ĐS&PL) - Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại nước uống phổ biến làm trầm trọng hơn cơn đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.

    Đau bụng kinh là gì

    Đau bụng kinh là cơn đau thường bắt đầu từ trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do trong thời kỳ kinh nguyệt nội mạc tử cung dày lên, niêm mạc tử cung bong ra. Một số chất giống hormone gọi là prostaglandin, đóng vai trò trong các cơn co tử cung gây đau và viêm.

    Đau bụng kinh là cơn đau thường bắt đầu từ trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Ảnh minh họa

    Đau bụng kinh là cơn đau thường bắt đầu từ trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Ảnh minh họa

    Mức độ đau bình thường là phổ biến và xảy ra khác nhau ở mỗi phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Cơn đau thường kéo dài vài ngày ở bụng dưới hay khung chậu với các triệu chứng như: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, thậm chí có trường hợp đau quằn quại, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

    Tuy nhiên nếu mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nhiều hơn, có thể là do nồng độ prostaglandin cao, dẫn đến một số bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.

    Uống nước ngọt có gas làm tăng cơn đau bụng kinh

    Có nhiều yếu tố có thể là nguy cơ hoặc làm tăng cơn đau bụng kinh, trong đó chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Scientific Reports đã điều tra ảnh hưởng của việc uống nước ngọt có gas như soda đối với sự phát triển của chứng đau bụng kinh nguyên phát ở phụ nữ.

    Uống nước có gas là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh. Ảnh minh họa

    Uống nước có gas là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh. Ảnh minh họa

    Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu bảng câu hỏi từ 1.809 nữ sinh viên đại học tại Trung Quốc. Gần một nửa trong số họ được chẩn đoán mắc chứng đau bụng kinh nguyên phát, một phần tư trong số đó báo cáo bị đau dữ dội.

    Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người uống nước ngọt có gas có nguy cơ bị đau bụng kinh cao hơn 24% so với những người không uống. Đối với nữ sinh ở vùng nông thôn, tỷ lệ này tăng lên 40,2% khi họ uống nhiều nước ngọt hơn, mức độ đau cũng trở nên trầm trọng hơn.

    Nguyên nhân do đâu?

    Các chuyên gia cho biết, caffeine và đường trong nước ngọt có gas có thể gây ra đau bụng kinh bằng cách gây co mạch và tăng viêm.

    Sonya Brar, bác sĩ sản phụ khoa, giảng viên tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai cho biết, đau bụng kinh là do giải phóng prostaglandin, đây là những chất giống như hormone có thể đóng vai trò trong việc co thắt và giãn nở các mạch máu trong cơ thể. Caffeine có tác dụng co mạch mạnh có thể làm tăng cơn đau trong kỳ kinh nguyệt do lưu lượng máu đến tử cung giảm.

    Các nghiên cứu trước đây đã liên kết caffeine với các giai đoạn kinh nguyệt khó chịu. Một nghiên đã cho thấy, những người uống đồ uống có chứa caffeine có nhiều khả năng bị kinh nguyệt không đều và kinh nguyệt ra nhiều.

    Tuy nhiên nghiên cứu mới này cho thấy, những người uống cà phê ít có khả năng bị đau bụng kinh từ trung bình đến nặng hơn 55%. Vậy hiện tượng này chỉ giới hạn ở caffeine trong nước ngọt có gas?

    Theo Tiến sĩ Sherry Ross, bác sĩ sản phụ khoa và chuyên gia sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California, hàm lượng đường trong nước ngọt cũng có thể là một nguyên nhân.

    Uống quá nhiều đồ uống có gas có đường ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thụ và chức năng của vitamin, khoáng chất và prostaglandin, dẫn đến co thắt cơ và các cơn co thắt làm trầm trọng thêm tình trạng đau co thắt tử cung trong kỳ kinh nguyệt. Tiêu thụ nhiều đường dễ làm tăng sản xuất hormone căng thẳng cortisol, có liên quan đến chứng đau bụng kinh, Tiến sĩ Ross cho biết.

    Ngoài ra, tình trạng viêm cũng có nguy cơ gây ra những cơn đau bụng kinh. Về mặt lý thuyết, đường có thể làm tăng tình trạng viêm và có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt.

    Mặc dù cần nhiều đánh giá hơn để xác nhận điều này nhưng nghiên cứu trên cũng là cơ sở để xem cơ thể chúng ta phản ứng với một số thực phẩm theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực để có xử trí phù hợp.

    Đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt uống nước gì? 

    Uống nước ấm

    Nước ấm sẽ giúp cân bằng nhiệt độ ở bụng, giúp lưu thông máu đến tử cung, điều tiết hoạt động co thắt của tử cung, nhờ đó giảm được tình trạng đau bụng kinh. Ngoài ra, uống nước ấm còn giúp cơ thể của chị em được thư giãn và thoải mái hơn. Nếu bị đau bụng kinh nhẹ, chị em sẽ nhận thấy cơn đau được cải thiện rõ rệt sau khoảng 5-10 phút uống nước ấm. Vì thế, chị em cần đặt mục tiêu uống đủ 1,5-2 lít nước ấm vào những ngày trước và trong kỳ kinh nguyệt.

     Uống trà gừng

    Gừng là thực phẩm có tính nóng, nhiệt nên sẽ giúp làm ấm bụng, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ảnh minh họa

    Gừng là thực phẩm có tính nóng, nhiệt nên sẽ giúp làm ấm bụng, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ảnh minh họa

    Gừng là thực phẩm có tính nóng, nhiệt nên sẽ giúp làm ấm bụng, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Các chất chống oxy hóa có trong gừng sẽ giúp làm dịu và điều tiết hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung. Do đó, uống trà gừng vào những ngày hành kinh sẽ giúp giảm đau bụng kinh. Trà gừng cũng có thể giảm triệu chứng buồn nôn và đau bụng xảy ra trong kỳ kinh nguyệt.

    Chị em sử dụng vài lát gừng tươi đã gọt sạch vỏ, đun sôi trong vòng 15-20 phút rồi uống. Nếu vị gừng quá đắng so với khẩu vị, chị em có thể kết hợp thêm chanh và mật ong để hương vị dễ uống hơn.

    Uống nước dừa

    Nước dừa chứa chất điện giải giúp cơ thể chị em tránh bị mất nước, hỗ trợ đẩy máu kinh nguyệt ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nước dừa cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn và đau bụng kinh.

    Uống nước quế mật ong

    Quế chứa chất oxy hóa là polyphenol và oregano giúp điều hòa hoạt động của buồng trứng và tử cung, nhờ đó điều tiết sự co thắt của cơ tử cung, giảm cơn co thắt tử cung đột ngột. Chị em có thể sử dụng vài lát quế khô đun sôi trong khoảng 2 phút, cho thêm mật ong vào khuấy đều và uống để làm dịu cơn đau ở vùng bụng dưới.

    Uống nước ép cần tây

    Cần tây chứa nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể như vitamin A, D, E, K và vitamin B. Cần tây cũng chứa nhiều magie giúp giảm cơn đau bụng dưới trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nước ép cần tây được xem như liệu pháp giúp thải độc tố tự nhiên, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, thúc đẩy sự phát triển hormone, hỗ trợ sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Do đó, chị em có thể sử dụng nước ép cần tây mỗi ngày. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/loai-nuoc-khoai-khau-nhung-khien-chi-em-kho-so-khi-en-thang-a468262.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tiêm HPV có bị chậm kinh nguyệt không?

    Tiêm HPV có bị chậm kinh nguyệt không?

    Vắc xin HPV phòng ngừa hiệu quả các chủng HPV gây mụn cóc sinh dục và ung thư nguy hiểm cho bé gái từ 9 tuổi và phụ nữ đến 45 tuổi, không ảnh hưởng kinh nguyệt.