+Aa-
    Zalo

    Loại cây mọc dại khắp nơi, người dân siêu mê nhưng là "sát thủ" hại gan

    (ĐS&PL) - Có người ăn măng thấy ngon miệng, tiêu hóa tốt, nhưng cũng có người khi ăn măng sẽ gây hại cho sức khỏe. Bởi thế nên nhiều người gọi nó là cây “thị phi”.

    Hiểu rõ hơn về cây măng

    Ở nhiều địa phương, măng là thực phẩm chủ yếu thay thế các loại rau xanh. Không chỉ ngon miệng, nó còn có giá trị dinh dưỡng rất lớn, tốt cho sức khỏe.

    Măng giàu chất xơ, chứa phytosterol có khả năng ngăn chặn cholesterol xấu và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Măng tre có chứa các chất dinh dưỡng chính như protein, carbohydrate, axit amin, khoáng chất, đường, các muối vô cơ. Măng chứa nhiều Phytosterol đánh bay các cholesterol xấu. Vì vậy, người có bệnh tim mạch có thể ăn măng 1-2 bữa/tuần.

    Măng giàu chất xơ, chứa phytosterol có khả năng ngăn chặn cholesterol xấu và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Ảnh minh họa

    Măng giàu chất xơ, chứa phytosterol có khả năng ngăn chặn cholesterol xấu và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Ảnh minh họa

    Măng là thực phẩm vàng cho người giảm cân vì hàm lượng calo trong măng thấp, bổ sung nhiều chất xơ. Ngoài ra, chất xơ trong măng nhiều giúp người ăn phòng ngừa các vấn đề như bệnh trĩ, viêm túi thừa.

    Vì sao nói măng là “sát thủ” hại lá gan

    Măng không tốt cho gan chủ yếu là do chứa một lượng nhỏ cyanide tự nhiên. Khi ăn vào cơ thể, cyanide này sẽ chuyển hóa thành một loại axit có thể gây hại cho gan, đặc biệt là khi:

    Ăn quá nhiều măng: Cyanide tích tụ trong cơ thể, gây áp lực lên gan trong quá trình xử lý và đào thải.

    Măng không được chế biến kỹ: Cyanide không bị phân hủy hết, làm tăng nguy cơ gây hại cho gan.

    Người có vấn đề về gan: Gan suy yếu sẽ khó khăn hơn trong việc xử lý độc tố từ cyanide, dẫn đến tổn thương thêm.

    Ngoài ra, măng còn chứa nhiều chất xơ khó tiêu, có thể gây khó chịu cho những người có hệ tiêu hóa kém, bao gồm cả những người có vấn đề về gan.

    Vì vậy, mặc dù măng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần thận trọng khi ăn, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về gan. Nên chọn măng tươi, non, chế biến kỹ lưỡng và ăn với lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    Một số người không nên ăn măng

    Trẻ tuổi dậy thì

    Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế. Ảnh minh họa

    Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế. Ảnh minh họa

    Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.

    Người bị sỏi thận

    Axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng. 

    Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan

    Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

    Người dùng aspirin thường xuyên

    Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.

    Lưu ý, măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc, trước khi nấu, bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng. Tuyệt đối không ăn măng sống. 

    Phụ nữ đang mang thai

    Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.

    Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

    Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.

    Người bị bệnh gút

    Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.

    Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/loai-cay-moc-dai-khap-noi-nguoi-dan-sieu-me-nhung-la-sat-thu-hai-gan-a460270.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan