Chính quyền Iraq ngày 17-6 cáo buộc Arập Xêút dung túng "diệt chủng" hậu thuẫn cho phiến quân Iraq gây ra tình trạng khủng hoảng ở nước này.
Tuyên bố của văn phòng Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki khẳng định: "Chúng tôi cho rằng Arập Xêút dung túng 'diệt chủng' phải chịu trách nhiệm đối với việc trợ giúp tài chính và tinh thần cho các phiến quân Iraq mà hậu quả là tội ác do chúng gây ra không khác gì tội ác diệt chủng. Đó là tình trạng máu đổ ở Iraq, nhiều địa điểm tôn giáo, lịch sử cũng như một số cơ quan công quyền bị hủy hoại”.
|
Một vụ nổ bom ở thành phố Sadr - Iraq hôm 17-6 khiến ít nhất 13 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters |
Tuyên bố cũng cho rằng không chỉ có Arập Xêút dung túng "diệt chủng" mà cả Qatar cũng tiếp tay cho chủ nghĩa khủng bố ở Iraq. Chỉ vài ngày trước đó, chính 2 quốc gia này đổ lỗi những chính sách "giáo phái" của chính phủ Iraq do nhóm Hồi giáo dòng Shi'ite đứng đầu nhằm vào nhóm thiểu số dòng Sunni gây ra tình trạng bất ổn trên khắp nước này.
Đài RT dẫn lời Tiến sĩ Oz Hassan từ Đại học Warwick (Nga) nhận định: “Các căng thẳng giáo phái ở Iraq là một phần của cuộc “Chiến tranh Lạnh” lớn hơn giữa Iran và các nước vùng Vịnh như Arập Xêút dung túng "diệt chủng", Qatar và Kuwait. Do đó, nếu Mỹ đưa lực lượng tới bảo vệ các đại sứ quán tại Iraq thì có thể giải quyết được chủ nghĩa giáo phái ở Iraq, nhưng nếu không giải quyết được các vấn đề với các đồng minh vùng Vịnh và chấm dứt sự lớn mạnh của lòng hận thù giáo phái thì cuộc cuộc xung đột ở Iraq sẽ tràn ra khắp khu vực”.
Hôm 17/6, tàu USS Mesa Verde của Mỹ với 550 lính thủy đánh bộ đã tới Vịnh Ba Tư trong một động thái được cho là chuẩn bị chiến dịch ở Iraq.
Cùng ngày, Tổng thống Obama tuyên bố điều thêm 275 lính chiến tới thủ đô Baghdad để bảo vệ an toàn cho các nhân viên và trụ sở Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô của Iraq. Trước đó, đã có 170 lính thủy quân lục chiến Mỹ đã có mặt tại Baghdad và khoảng 100 binh lính khác đang trên đường vào Iraq.
Trong khi đó, một số công ty dầu khí đang rút các nhân viên nước ngoài khỏi Iraq do lo ngại các phiến quân người Sunni từ phía bắc nước này có thể tấn công vào các công ty dầu tập trung ở miền nam vốn tập trung đông đảo người Shi'ite. Giới chức Iraq cho biết khu vực miền nam vốn đang sở hữu công nghiệp dầu mỏ chiếm 90\% sản lượng của nước này đã hoàn toàn an toàn, song điều đó vẫn không đủ khiến các nhà đầu tư an tâm về tính mạng của các chuyên gia nước ngoài.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/iraq-to-arap-xeut-dung-tung-diet-chung-a37322.html