+Aa-
    Zalo

    Iraq đại chiến, Trung Quốc đại họa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bất ổn tại Trung Đông - mỏ dầu của thế giới - sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn cầu.

    (ĐSPL) - Bất ổn tại Trung Đông - mỏ dầu của thế giới - sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn cầu.
    Iraq đại chiến, Trung Quốc đại họa

    Một mỏ dầu ở Iraq

    Tình hình Iraq hiện rất căng thẳng, sau khi lực lượng nổi dậy theo dòng Hồi giáo Sunni đánh chiếm các thành phố phía bắc Iraq, đe dọa chính quyền Thủ tướng Maliki tại thủ đô Baghdad.
    Mỹ chưa hẳn trở thành nạn nhân lớn nhất
    Mỹ là nước sốt sắng nhất trong việc giải quyết khủng hoảng tại Iraq. Ngoại trưởng John Kerry cho biết hôm 13/6, rằng Mỹ đã thực hiện "một số biện pháp ngay lập tức", gồm "hỗ trợ tăng cường giám sát trên không" và "đẩy mạnh các chuyến hàng viện trợ quân sự".
    Lực lượng đặc biệt Mỹ có thể đã được thu thập các thông tin trên mặt đất, có lẽ để chuẩn bị cho các cuộc không kích vào lực lượng nổi dậy. Thượng nghị sĩ John McCain, cùng với những người khác, đã kêu gọi Tổng thống  Obama ném bom các chiến binh Sunni.
    Washington sốt sắng vì Iraq quá quan trọng đối với Mỹ. Iraq là nước sản xuất lớn thứ hai của Tổ chức xuất khẩu dầu (OPEC) sản xuất 3,4 triệu thùng dầu/ngày hồi tháng 5. Tạm thời sẽ khó có chuyện khủng hoảng giá dầu vì 90\% dầu mỏ của Iraq nằm ở phía nam, nơi người Hồi giáo Shi’ite thân chính phủ chiếm đa số.
    Tuy nhiên, vẫn cần phải lường trước một kịch bản xấu nhất khi Iraq chìm trong chiến tranh và không thể xuất khẩu dầu. Trong trường hợp có thảm họa ở Iraq, giá dầu ở Mỹ và phần còn lại của thế giới sẽ tăng vọt, điều đó sẽ không tốt cho doanh nghiệp Mỹ hoặc người tiêu dùng. Nhưng tạp chí Forbes lại cho rằng sau đó kinh tế Mỹ nhanh chóng thoát khủng hoảng.
    Tại sao? Mỹ hiện nay là nước sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới. Mỹ đã vượt qua Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2012, là nước sản xuất dầu lớn thứ ba (sau Saudi Arabia và Nga). Trong ngắn hạn và có thể dài hạn, khả năng cung ứng các sản phẩm hydrocarbon ở Mỹ chắc chắn sẽ tăng lên.
    Không ngạc nhiên, nhập khẩu năng lượng của Mỹ đã giảm trong 5 năm qua, tỷ trọng nhập khẩu khí đốt tự nhiên là 32\% và dầu là 15\%. Vì vậy, một cuộc khủng hoảng sẽ đưa nước Mỹ ở một vị trí mạnh mẽ hơn trên thị trường dầu mỏ và khí đốt. Sở dĩ Mỹ chưa muốn đẩy mạnh khai thác là vì họ vẫn muốn để dự trữ năng lượng ở các mỏ trong nước.
    Trung Quốc sẽ khốn đốn
    Nhiều chuyên gia Trung Quốc nghĩ rằng với cuộc khủng hoảng ở Iraq, Mỹ sẽ bù đầu lo lắng và đó là cơ hội để Trung Quốc tiếp tục "trỗi dậy". Nhưng nghĩ thế là sai lầm.
    Nếu Iraq tê liệt, Trung Quốc sẽ rơi vào đại họa. Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và bây giờ là khách hàng nhập dầu lớn nhất của Iraq, với trung bình 1,5 triệu thùng/ngày, gần một nửa sản lượng của Iraq. Nếu không được cung cấp dấu từ Iraq, không ai có thể tưởng tượng nền công nghiệp của Trung Quốc sẽ lấy năng lượng ở đâu để bù đắp.
    Không lạ gì khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong những ngày gần đây đã vội vàng ra thông báo hỗ trợ chính phủ Thủ tướng Maliki. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói hôm thứ Sáu: "Trong một thời gian dài, Trung Quốc đã viện trợ Iraq nhiều dạng với số lượng lớn và chúng tôi sẵn sàng cung cấp bất kỳ thứ gì để giúp đỡ Iraq lúc này".
    Forbes phân tích: "Vậy thì Mỹ nên để Trung Quốc nhảy vào giúp Iraq, thay vì đưa quân vào vùng nguy hiểm. Lúc này Trung Quốc còn sợ Iraq bất ổn hơn cả Mỹ".
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/iraq-dai-chien-trung-quoc-dai-hoa-a37233.html
    Ai hưởng lợi từ cuộc nội chiến Iraq?

    Ai hưởng lợi từ cuộc nội chiến Iraq?

    (ĐSPL) – Theo giới phân tích, Tổng thống Syria Bashar al-Assad là người hưởng lợi, khi nhóm Hồi giáo cực đoan ISIL tấn công đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ai hưởng lợi từ cuộc nội chiến Iraq?

    Ai hưởng lợi từ cuộc nội chiến Iraq?

    (ĐSPL) – Theo giới phân tích, Tổng thống Syria Bashar al-Assad là người hưởng lợi, khi nhóm Hồi giáo cực đoan ISIL tấn công đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq.

    Iraq bên bờ nội chiến

    Iraq bên bờ nội chiến

    (ĐSPL) - Iraq có nguy cơ sa vào nội chiến giữa người Hồi giáo Shi’ite và Sunni, với ISIL được nhiều thành phần thuộc chế độ cũ của Saddam Hussein ủng hộ.