+Aa-
    Zalo

    Ai hưởng lợi từ cuộc nội chiến Iraq?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Theo giới phân tích, Tổng thống Syria Bashar al-Assad là người hưởng lợi, khi nhóm Hồi giáo cực đoan ISIL tấn công đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq.

    (ĐSPL) – Theo giới phân tích, Tổng thống Syria Bashar al-Assad là người hưởng lợi, khi nhóm Hồi giáo cực đoan ISIL tấn công đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq.
    Theo AFP, các chiến binh của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Cận Đông" (ISIL) bắt đầu tấn công vào Iraq tuần qua, chiếm giữ nhiều vùng đất ở miền bắc nước này. Cuộc tấn công của ISIL, tổ chức hoạt động ở cả Iraq và Syria, đã đẩy quân đội Iraq đến bờ vực thẳm.
    Các nhà phân tích nhận định, tình thế này không chỉ tăng cường sức mạnh quân sự cho các phần tử Hồi giáo ở Syria mà còn có lợi về mặt chính trị cho tổng thống Syria Bashar al-Assad.
    Những chiến thuật tàn bạo của ISIL có thể buộc các nước phương Tây cân nhắc lại sự ủng hộ của họ dành cho phe nổi dậy ở Syria. “Washington và London sẽ tự nhận thấy họ cùng đứng về phía Damascus, đối mặt với cái dường như làm một mối đe dọa đối với khu vực, phương Tây và châu Âu”, chuyên gia Frederic Pichon nhận định.
    Kể từ cuộc xung đột Syria bắt đầu vào tháng 3/2011, Assad đã trở thành một “nhân vật đáng ghét” đối với phương Tây. Mặc dù khoảng 162 nghìn người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm nhưng Assad vẫn đắc cử ghế Tổng thống Syria nhiệm kỳ lần ba kéo dài 7 năm hồi đầu tháng 6 vừa qua với chiến thắng áp đảo.
    Ai hưởng lợi từ vụ tấn công tại Iraq?

    Các phần tử nổi dậy ISIL đã chiếm quyền kiểm soát hầu hết các khu vực ở thành phố Mosul.

    Chính sách của phương Tây sẽ thay đổi?
    Theo Bassam Abu Abdullah của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Damascus, cuộc tấn công vào Iraq sẽ có thể làm thay đổi chính sách của phương Tây, bởi có một mối đe dọa sắp xảy ra đối với an ninh và ổn định của toàn khu vực.
    Những diễn biến ở Iraq có thể củng cố tuyên bố của Damacus rằng, mối đe dọa từ các phần tử khủng bố yêu cầu phản ứng từ quốc tế và khu vực, Bassam nói thêm.
    Chính phủ Damascus gọi tất cả những người nổi dậy là “kẻ khủng bố” và liên tục cáo buộc phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh đã ủng hộ những nhóm nổi dậy về mặt tài chính và quân sự.
    Tuy nhiên, những chiến binh Hồi giáo ở Baghdad có thể gia tăng áp lực đối với quân đội của Assad, chuyên gia khác nhận định.
    Firas Abi Ali, chuyên gia phân tích các mối nguy hiểm của tổ chức HIS có trụ sở tại London (Anh), nói rằng sự rút quân của quân đội Iraq khỏi Syria là một “vấn đề quan trọng đối với chính phủ Syria bởi vì họ cần biên giới này mở cửa để nhận nguồn cung từ phía Iraq”.
    Các chiến binh theo dòng Shiite ở Iraq đang tham chiến cùng binh lính của Assad có thể sẽ được rút về nước. Theo Abi Ali, điều này có thể ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của chính phủ Syria.
    Đối với ISIL, tổ chức hiên đang chiến đấu với lực lượng nổi dậy khác ở Syria, bao gồm những chiến binh Hồi giáo thuộc tổ chức Al-Nusra có liên quan với Al- Qaeda, cuộc tấn công ở Iraq là một bước tiến lớn về quân sự và tài chính.
    Ai hưởng lợi từ vụ tấn công tại Iraq?

    Sau khi đánh chiếm Mosul, Tikrit, lực lượng phiến quân ISIL đang "nam tiến" về thủ đô Baghdad và Thánh địa Kabala của người Shi'ite.

    Nâng cao uy thế của ISIL

    “Việc chiếm đóng Mosul sẽ nâng cao uy thế của ISIL khắp thế giới, đặc biệt là ở Syria”, Romain Caillet, một chuyên gia nghiên cứu về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong khu vực, nhận định.
    Việc ISIL giành quyền kiểm soát ở Fullujah, Rammadi và Mosul có thể thuyết phục người dân rằng “họ cũng có thể chiếm được các thành phố khác ở Syria”, ông nói thêm.
    Nhóm chiến binh Hồi giáo và đồng minh của họ đã khiến lực lượng an ninh của Iraq phải cởi bỏ quân phục, vũ khí và tháo chạy.
    “Đây có thể không phải là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi đối với Syria nhưng ISIL sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể”, Charles Lister đến từ Trung tâm Brookings Doha phát biểu.
    ISIL “đã chuyển các vũ khí thu được và tân binh vào các khu vực ở miền bắc và miền đông Syria. Dường như việc này là để tăng cường khả năng phản công ở Deir Ezzor và tiến về Aleppo”.
    Tổ chức quan sát nhân quyền Syria cũng xác nhận số vũ khí bị tịch thu ở Iraq đã được chuyển đến Syria.
    Ước tính, cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" giữa ISIL với lực lượng nổi dậy và Mặt trận Al-Nursa đã khiến 6 nghìn người thiệt mạng kể từ tháng 1/2014.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ai-huong-loi-tu-cuoc-noi-chien-iraq-a37029.html
    Iraq “bên bờ vực thẳm”

    Iraq “bên bờ vực thẳm”

    (ĐSPL) - Thủ tướng Iraq, ông Nouri al Maliki, tuyên bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu quốc hội nước này ban bố lệnh thiết quân luật.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Iraq “bên bờ vực thẳm”

    Iraq “bên bờ vực thẳm”

    (ĐSPL) - Thủ tướng Iraq, ông Nouri al Maliki, tuyên bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu quốc hội nước này ban bố lệnh thiết quân luật.