+Aa-
    Zalo

    Đừng ăn mộc nhĩ nếu bạn là một trong những nhóm người này

    (ĐS&PL) - Mộc nhĩ đen được dùng như một vị thuốc có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu và kiểm soát cân nặng đối với người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên những người này không nên ăn mộc nhĩ

    Mộc nhĩ là thực phẩm góp mặt trong rất nhiều các món ăn ngon như: nem, giò, mộc nhĩ xào thịt.... không những làm tăng hương vị, độ ngon cho đồ ăn, mộc nhĩ còn mang lại những hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe. Mộc nhĩ tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

    Những người không nên ăn mộc nhĩ

    Phụ nữ mang thai

    Trước tiên, phụ nữ mang thai không nên ăn mộc nhĩ, bởi mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng lại có cả tác dụng hoạt huyết tiêu ứ - bất lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi.

    Người tiêu hóa kém

    Người tiêu hóa kém hạn chế ăn, và người đang đi ngoài phân lỏng, đầy bụng, nhiễm hàn... càng không nên ăn mộc nhĩ - bởi mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

    dung an moc nhi neu ban la mot trong nhung nhom nguoi nay 1
    Đừng ăn mộc nhĩ nếu bạn là một trong những nhóm người này.

    Trẻ nhỏ và người dễ dị ứng

    Trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng thận trọng khi ăn mộc nhĩ. Lý do mộc nhĩ là một loại nấm (gọi là nấm mèo) có chứa thành phần nhạy cảm với ánh sáng - nhất là trong mộc nhĩ tươi. Vì vậy trẻ nhỏ và người hay bị dị ứng thận trọng khi ăn mộc nhĩ kẻo sẽ bị đau nhức, ngứa, viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng sau khi ăn, nặng hơn có thể bị phù nề thanh quản, khó thở...

    Người bị bệnh loãng máu

    Người bị bệnh loãng máu, máu khó đông cũng không nên ăn mộc nhĩ - bởi mộc nhĩ có tác dụng ngừa hiện tượng đông máu - nhất là với người bị vừa bị bệnh xuất huyết não thì 3 tháng đầu tiên không ăn mộc nhĩ vì rất nguy hiểm.

    Người có vấn đề về tiêu hóa

    Người gặp chứng bệnh tiêu hóa (như đầy hơi, tiêu chảy... và cả chứng cảm lạnh) không nên ăn mộc nhĩ - bởi tính hàn trong mộc nhĩ sẽ gây lạnh bụng và làm bệnh tình trở nặng thêm. Tương tự người có cơ địa thể hàn, cảm lạnh cũng không nên ăn mộc nhĩ.

    Những lưu ý khi ăn mộc nhĩ

    Không ăn mộc nhĩ khi ngâm lâu

    Mộc nhĩ đến tay người tiêu dùng là sản phẩm khô, khi sử dụng cần được ngâm vào nước lạnh để mềm và nở ra như trạng thái ban đầu.

    Mộc nhĩ nói riêng và các loại thực phẩm khô nói chung khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng, ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.

    Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn.

    Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

    Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.

    dung an moc nhi neu ban la mot trong nhung nhom nguoi nay 3
    Đừng ăn mộc nhĩ nếu bạn là một trong những nhóm người này.

    Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng

    Nhiều người để cho tiện và muốn mộc nhĩ nở nhanh thường ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm.

    Hơn nữa, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.

    Hơn nữa nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh nên không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5-3,5kg.

    Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.

    Không ăn mộc nhĩ tươi

    Không được ăn mộc nhĩ tươi vì mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng.

    Với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa.

    Ngoài ra, khi chế biến, cần nấu mộc nhĩ và thức ăn chín kỹ hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng. Tuyệt đối không ăn mộc nhĩ khi mới chín tới.

    Cách sơ chế để loại bỏ chất độc trong mộc nhĩ

    Đối với mộc nhĩ khô đã được bỏ chân và và làm sạch, các bạn chỉ cần rửa lại thật nhẹ nhàng bằng nước muối loãng, sau đó ngâm nước là sau đó có thể chế biến được. Để mộc nhĩ nở to, có vị thơm ngon, hấp dẫn, các bạn ngâm mộc nhĩ vào nước gạo đun sôi để nguội. Còn nếu muốn mộc nhĩ có độ giòn, các bạn hãy ngâm vào nước lạnh.

    dung an moc nhi neu ban la mot trong nhung nhom nguoi nay 2
    Đừng ăn mộc nhĩ nếu bạn là một trong những nhóm người này.

    Nhiều bạn chắc hẳn sẽ thắc mắc rằng tại sao không dùng nước nóng, vì thói quen của nhiều bà nội trợ là ngâm mộc nhĩ khô bằng nước nóng hoặc ấm. Mộc nhĩ sau khi phơi khô, từ dạng keo sẽ biến thành chất thảo. Nếu dùng nước lạnh ngâm thì mộc nhĩ sẽ thẩm thấu dần dần, có thể khôi phục mộc nhĩ đến trạng thái ban đầu. Vì vậy, mộc nhĩ sẽ giòn, thơm, ngon miệng và cất giữ cũng dễ.

    Ngoài ra, nếu ngâm bằng nước lạnh, các bạn sẽ được thu được mộc nhĩ có khối lượng cao hơn so với ngâm nước nóng và khi ăn mộc nhĩ ngâm nước nóng sẽ có cảm giác nhũn, dính. Đây là một mẹo rất hữu ích cho các bạn có nhu cầu kinh doanh quán ăn, nhà hàng, giúp tiết kiệm nguyên liệu nhất.

    Thời gian tốt nhất để ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh là trong khoảng 5 - 6 tiếng.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dung-an-moc-nhi-neu-ban-la-mot-trong-nhung-nhom-nguoi-nay-a609436.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan