Phỏng vấn đúng cách có thể là một thử thách với nhiều doanh nghiệp nhỏ. Sự thật là nhiều chuyên gia tuyển dụng lại sợ phỏng vấn và tuyển dụng ứng viên mới.
Có một vài mẹo đơn giản giúp bạn nhận diện được ứng viên ai là người chỉ đơn thuần cố gắng cho sự nghiệp của họ và ai là người có thể đóng góp lập tức cho doanh nghiệp của bạn.
Trong một phân tích chuyên sâu hơn, danh sách câu hỏi lại mang tính trực giác. Đầu tiên, chúng ta phải kiểm tra khả năng của ứng viên, từ đó đánh giá và đưa ra mối nối liệu ứng viên sẽ tạo ra những đóng góp tích cực cho công ty bạn bằng tính cách của họ. Thứ hai, tìm kiếm sự tương thích trong giao tiếp và phong cách làm việc. Và thứ ba, tìm kiếm yếu tố mong muốn làm việc của ứng viên. Sau tất cả, những điều này cơ bản sẽ là yếu tố linh động sau cùng trong việc quyết định ai sẽ là người được chọn.
Những câu hỏi phỏng vấn: Đo trình độ tự nhận thức của ứng viên
Hãy mở đầu buổi phỏng vấn của bạn bằng một câu hỏi đại loại như:
Hãy mô tả ngắn gọn kinh nghiệm làm việc của bạn đã đưa bạn tới vị trí hiện tại
Tiếp theo với câu hỏi
Tiếp theo với câu hỏi
Bạn đã tự thay đổi công việc của mình như thế nào khi nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi?
Điều gì giúp bạn nổi bật giữa các đồng nghiệp?
Sau đó, tiếp tục với:
Đâu là điểm mạnh, góp ý phát triển và tiềm lực tương lai trong lĩnh vực của bạn
Tương tự, hãy đo sự hiểu biết về vị trí hiện tại của ứng viên:
Công ty bạn có bao nhiêu người?
Doanh thu hàng năm của công ty là bao nhiêu?
Xét theo trình tự báo cáo, phòng bạn được cấu trúc thế nào?
Và đừng quên một câu hỏi hiển nhiên:
Và đừng quên một câu hỏi hiển nhiên:
Nguồn thu công ty của bạn đến từ đâu, 2 chi phí lớn nhất là gì?
Tùy thuộc vào trình độ của ứng viên bạn đang phỏng vấn, câu trả lời của họ có thể cung cấp chính xác tình trạng của doanh nghiệp.
Tìm kiếm sự tương thích, không chỉ là đáng yêu
Tất cả chúng ta có xu hướng tuyển dụng dựa vào cảm nhận về bên ngoài ứng viên, nhưng hãy nhìn vào trong những phản ứng hóa học bằng những câu hỏi như:
Bạn cần bao nhiêu giờ một ngày để hoàn thành công việc?
Bạn chấp nhận những lời góp ý xây dựng bao nhiêu phần trăm?
Mô tả nhịp độ công việc điển hình của bạn tại văn phòng: vừa vừa, nhanh, rất bận rộn?
Bạn cần bao nhiêu phần trăm có lời chỉ dẫn, sắp xếp, trả lời cho công việc thường ngày của mình?
Bạn có thường hỏi ý kiến để ra quyết định?
Đánh giá mong muốn của ứng viên
Không có một lời biện hộ nào cho ứng viên nếu họ không nghiên cứu trước về công ty ứng tuyển. Đó là thành tích, đối thủ, và thách thức khi làm việc trước buổi phỏng vấn. Nhưng vẫn có, một số sẽ làm khác biệt để tìm ra đâu là mối nối giữa hiểu biết của họ về công ty và tại sao họ lại hào hứng để tham gia vào công ty của bạn. Cố gắng đặt ra những câu hỏi tương tự sau đây để sàn lọc những người khao khát nhất cơ hội mà bạn đem lại cho họ.
Tại sao bạn muốn làm việc ở đây, bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Điều gì tại công ty chúng tôi thu hút bạn, mà không phải là công ty đối thủ?
Nếu bạn được nhận vị trí này, kế hoạch phát triển của bạn về nó trong 5 năm tối là gì?
Nói cách khác, vị trí này tại công ty chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn sự phát triển nghề nghiệp thế nào?
Đánh giá vai trò của bạn trong buổi phỏng vấn
Đánh giá vai trò của bạn trong buổi phỏng vấn
Chìa khóa để có một buổi phỏng vấn tốt luôn nằm trong khả năng hạn chế các lỗi thường thấy trong tuyển dụng và đánh giá về ứng viên tiềm năng trong quá trình phỏng vấn. Nhưng hãy nhớ rằng việc tuyển dụng thất bại thường là do không phù hợp với tổ chức hơn là không đáp ứng được với yêu cầu công việc, vì vậy hãy luôn nhớ về việc tìm người phù hợp về giao tiếp, nhịp độ công việc, cách tiếp nhận nhận xét và cam kết thời gian làm việc trong những câu trả lời của ứng viên.
Cuối cùng, khi bạn đang tìm cách chỉ ra làm cách nào để để phỏng vấn hãy cách rằng bạn đang làm theo biểu đồ 80/20 phỏng vấn ứng viên, sau đó đào tạo họ. Vì thế 80\% thời gian đầu phỏng vấn là thời gian để ứng viên nói, và bạn chỉ nói trong 20\% trong thời gian còn lại sau khi bạn đã hoàn tất những câu phỏng vấn trong vòng đầu tiên, sẵn sàng đưa ra những chỉ dẫn nghề nghiệp cho ứng viên.
Sau cùng, tất cả mối quan hệ đều đưa cho chúng ta cơ hội để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với nhau. Nếu bạn đơn giản nhìn việc phỏng vấn như là cơ hội để đưa món quà cho một ai – dù bạn tuyển họ hay không – bạn sẽ thấy rằng việc giao tiếp sẽ trở nên tự nhiên và thoải mái.
Nguồn: tìm việc làm -viec lam khanh hoa - viec lam thai nguyen