Theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 hiện hành, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, để đạt được mức lương hưu hàng tháng là 75% thìlao động nữ khi đủ tuổi hưởng lương hưu cần có đủ 30 năm đóng BHXH.
Đối với lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Như vậy, lao động nam cần 35 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa (75%).
Với người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng cũng sẽ được tính như trên nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì sẽ bị giảm 2%.
Luật BHXH năm 2014 không có quy định đối với trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thì được đóng bắt buộc một lần cho đủ 30 năm để hưởng lương hưu với tỉ lệ tối đa.
Tuy nhiên, người lao động có thể tiếp tục đóng BHXH cho đủ 30 năm BHXH bắt buộc tại đơn vị sử dụng lao động hoặc đóng tiếp BHXH tự nguyện.