+Aa-
    Zalo

    ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công, hiếm nơi nào như Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

    Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

    Thảo luận về kế hoạch đầu tư công sáng 29/10, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được thực hiện 3 năm. Đây không phải thời gian dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận những bước tiến mới, kết quả đạt được và cả khó khăn, thách thức đang đặt ra để khẳng định đổi mới là cần thiết, đúng đắn.

    Những cố gắng của Chính phủ, của các cấp, các ngành là thực sự đáng ghi nhận.

    ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai đặc biệt quan tâm đến tính dàn trải trong đầu tư công. Khi đánh giá kế hoạch thực hiện đầu tư công thì từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

    ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) nêu thực tế hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết về đầu tư công trung hạn, tổng mức đầu tư 2 triệu tỷ đồng cho 9.620 dự án. Ở rất nhiều địa phương, dự án dở dang, thiếu vốn là rất lớn.

    Đặc biệt với nguồn trái phiếu chính phủ, 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố được phân bổ 1 dự án (trong khoảng 260.000 tỷ đồng).

    So sánh kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, số lượng các dự án trong kế hoạch đầu tư của chúng ta rất lớn. “Hiếm ở quốc gia nào có phương pháp phân bổ là mỗi tỉnh, thành phố có một dự án. Kinh nghiệm các nước cho thấy, nguồn lực đầu tư từ phía Nhà nước hầu như chỉ tập trung vào các dự án có tính lan tỏa, toàn xã hội. Ví dụ như ở Australia đầu tư vào sân bay và một số dự án lớn.

    Mong muốn của các địa phương là chính đáng, nhu cầu là cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực khó khăn, nợ công cao, bội chi lớn, bắt buộc chúng ta phải chọn tập trung, tránh dàn trải.

    Công bằng là nguyên tắc quan trọng trong phân bổ ngân sách, tuy nhiên công bằng không có nghĩa là cào bằng, có trọng tâm không có nghĩa là chỉ một số dự án, địa phương được chú trọng mà cần có trật tự ưu tiên phù hợp, có lộ trình", bà Mai phân tích. 

    Theo bà Mai, để khắc phục tình trạng kể trên, cần cương quyết thay đổi cách phân bổ nguồn lực, tuân thủ trật tự ưu tiên ở các văn bản pháp luật.

    Đề xuất dự án cần có sự phối hợp liên kết chặt chẽ của nhiều địa phương trong cùng khu vực, vì lợi ích chung để khắc phục tình trạng có quá nhiều dự án nhỏ lẻ nhưng lại thiếu dự án quy mô lớn mang tính lan tỏa.

    Cần chú trọng công tác quy hoạch vì quy hoạch kém sẽ cho ra dự án dàn trải không hiệu quả. Thực hiện nghiêm nguyên tắc Nhà nước chỉ thực hiện đầu tư ở ngành mà thành phần kinh tế khác không thể đầu tư, không muốn đầu tư hay không được phép đầu tư.

    ĐBQH Lưu Mai cũng quan tâm đến tính hiệu quả, kết quả đầu ra của các dự án.

    Theo bà, cần hoàn chỉnh sớm bộ tiêu chí về đánh giá hiệu quả đầu ra theo hướng phù hợp thông lệ quốc tế. Khi lựa chọn dự án thì cần làm rõ kết quả đầu ra tương xứng nguồn lực đầu ra.

    Tăng cường trách nhiệm giải trình trong hoạt động giám sát, bên cạnh giám sát ở cơ sở, địa phương thì phải tăng cường các phiên giải trình để làm rõ bất cập, khó khăn trong đầu tư công trung hạn.

    Dương Thu

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dbqh-vu-thi-luu-mai-dau-tu-cong-hiem-noi-nao-nhu-viet-nam-a249277.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan