+Aa-
Zalo

“Đập tan” chứng mất ngủ với 9 phương pháp tự nhiên

  • DSPL

(ĐS&PL) - (ĐSPL) – Mất ngủ khiến con người mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả. Những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn “đập tan” chứng bệnh khó chịu này.

(ĐSPL) – Mất ngủ khiến con người mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả. Những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn “đập tan” chứng bệnh khó chịu này.

Theo tạp chí Naturalon, chứng mất ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Những người bị mất ngủ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, dễ gặp tai nạn và có thể không hoàn thành tốt công việc. Mỗi người cần ngủ ít nhất 7 tiếng một đêm, vì vậy, nếu bạn đang gặp phiền toái với chứng bệnh này, có thể thực hiện phương pháp tự nhiên đơn giản dưới đây.

1. Lên kế hoạch sinh hoạt điều độ

Một trong những cách tốt nhất để chữa chứng mất ngủ là có một kế hoạch sinh hoạt điều độ. Bạn cần duy trì một lịch trình nghiêm ngặt về thời gian đi ngủ cũng như thời gian thức dậy, ngay cả khi vào ngày nghỉ cuối tuần. Hãy đi ngủ vào đúng thời gian đã đặt ra mặc dù bạn không buồn ngủ. Cách này thường rất hiệu quả đối với trẻ nhỏ và cũng có thể có tác dụng với bạn.

“Đập tan” chứng mất ngủ với 9 phương pháp tự nhiên

2. Bổ sung chất 5- HTP

Một số chuyên gia nhận định, việc thiếu chất tryptophan là nguyên nhân khiến chúng ta gặp phải vấn đề về giấc ngủ.

5-HTP là chất trung gian chuyển hóa từ tryptophan thành serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra dưới tác động của các xung kích thích trong lòng ruột. Đây là một hợp chất thiết yếu giúp bạn ngủ ngon hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung chỉ 100 mg 5-HTP mỗi ngày sẽ giúp chúng ta ngủ sâu hơn và có giấc ngủ dài hơn.

3. Uống một cốc sữa

Hàm lượng tryptophan trong sữa sẽ góp phần cải thiện giấc ngủ của bạn. Một cốc sữa ấm sẽ giúp cơ thể và trí óc bạn thư giãn. Những loại thực phẩm khác có hàm lượng tryptophan cao bao gồm hạt điều, gà, cá ngừ, pho mát làm từ sữa đã gạn kem và gà tây. Hãy bổ sung nhiều những thực phẩm này hơn vào bữa ăn, giấc ngủ của bạn sẽ có thể được cải thiện.

“Đập tan” chứng mất ngủ với 9 phương pháp tự nhiên

4. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ

Bạn có thể tắm nước nóng trước khi đi ngủ 2 giờ để giúp cơ thể thư giãn và đây chính là lời nhắc nhở rằng, đã sắp đến giờ đi ngủ.

5. Ăn rễ nữ lang

Nhiều loại thảo dược được biết đến là “thần dược” cải thiện giấc ngủ, trong đó có cây nữ lang. Bổ sung khoảng 300 đến 400 mg loại thảo dược này khoảng 30 phút trước khi đi ngủ sẽ có thể giúp bạn chữa chứng mất ngủ hiệu quả.

Các loại thảo dược khác cũng có tác dụng tương tự bao gồm cúc La Mã, lạc tiên tây, tía tô đất hay bạc hà mèo. Bạn có thể pha và sử dụng những loại thảo mộc này trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ.

6. Không ăn trước khi đi ngủ

Hai tiếng trước khi đi ngủ, bạn không nên ăn gì. Hoạt động tiêu hóa làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và có thể khiến bạn không ngủ được. Bạn có thể uống thứ gì đó nhưng tuyệt đối tránh ăn bất cứ thứ gì hai tiếng trước khi đi ngủ.

7. Bổ sung hormone melatonin

Thông thường cơ thể tự sản sinh melatonin - một loại hormone có tác dụng điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể chúng ta trong khoảng vài giờ mỗi đêm. Vì vậy, 2 tiếng trước khi đi ngủ, bạn có thể bổ sung 1 đến 3 mg melatonin để có giấc ngủ sâu hơn.

“Đập tan” chứng mất ngủ với 9 phương pháp tự nhiên

8. Uống một chút nước

Nước có tác dụng làm mát cơ thể, tốt cho thận và giúp bạn bình tĩnh. Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, bạn hãy uống một cốc nước mát. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế các suy nghĩ và rơi vào giấc ngủ nhanh hơn.

9. Bấm huyệt bàn chân

Có những điểm ở dưới bàn chân mà khi bị kích thích sẽ khiến bạn dễ ngủ hơn. Bạn có thể tìm những điểm này dưới lòng bàn chân và ấn xuống với lực vừa phải trong khoảng 1 phút. Cách này sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn và rất hiệu quả với nhiều người.

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dap-tan-chung-mat-ngu-voi-9-phuong-phap-tu-nhien-a50169.html
Để có giấc ngủ trưa tốt nhất

Để có giấc ngủ trưa tốt nhất

Không cần lâu, chỉ cần 20 phút chợp mắt buổi trưa đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho hiệu quả công việc và sức khỏe của bạn.

Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Để có giấc ngủ trưa tốt nhất

Để có giấc ngủ trưa tốt nhất

Không cần lâu, chỉ cần 20 phút chợp mắt buổi trưa đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho hiệu quả công việc và sức khỏe của bạn.

Thiếu ngủ nguy hiểm như thế nào?

Thiếu ngủ nguy hiểm như thế nào?

(ĐSPL) - Công việc, cuộc sống gia đình và chứng nghiện công nghệ ảnh hưởng lớn đến thời gian ngủ của chúng ta, dưới đây là những lời khuyên bổ ích cho giấc ngủ của bạn.

Tin cùng chuyên mục
Ô tô mất lốp lao như bay trên đường cao tốc

Ô tô mất lốp lao như bay trên đường cao tốc

Video-Hot10:35 28/03/2024

Một chiếc xe ô tô chạy với tốc độ cao trên đường cao tốc với chiếc lốp trước bị mất hoàn toàn. Những người trên xe không hề biết đến mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Nổi bật trong ngày
Thời điểm nêm gia vị của từng loại món ăn

Thời điểm nêm gia vị của từng loại món ăn

Sức khoẻ - Làm đẹp14:30 30/03/2025

Thời điểm nêm gia vị ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và kết cấu món ăn. Mỗi loại thực phẩm và phương pháp nấu có cách nêm gia vị khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nên chiên ngập dầu hay ít dầu?

Nên chiên ngập dầu hay ít dầu?

Sức khoẻ - Làm đẹp14:15 30/03/2025

Dầu mỡ đóng vai trò quan trọng trong nấu ăn, giúp truyền nhiệt, tạo lớp vỏ giòn. Việc kiểm soát nhiệt độ và xử lý sau chiên quyết định độ giòn và độ béo của món ăn.

Cách rán cá ngoài giòn trong mềm?

Cách rán cá ngoài giòn trong mềm?

Sức khoẻ - Làm đẹp13:38 30/03/2025

Để rán cá giòn ngoài, mềm trong cần làm khô cá trước khi chiên và sử dụng lửa vừa. Chiên ngập dầu, lật nhẹ nhàng và giữ nhiệt độ ổn định giúp cá chín đều, giòn ngon.

Ăn trứng thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Ăn trứng thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Sức khoẻ - Làm đẹp13:30 30/03/2025

Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, và nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể góp phần vào việc phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.