+Aa-
    Zalo

    Để có giấc ngủ trưa tốt nhất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không cần lâu, chỉ cần 20 phút chợp mắt buổi trưa đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho hiệu quả công việc và sức khỏe của bạn.

    Không cần lâu, chỉ cần 20 phút chợp mắt buổi trưa đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho hiệu quả công việc và sức khỏe của bạn.

    Cuối những năm 1980, con người mới tìm hiểu kỹ về giá trị của giấc ngủ trưa và các nhà khoa học phát hiện ra rằng bản năng của con người là có một giấc ngủ dài vào ban đêm và một giấc ngắn vào buổi chiều. Gần đây, những lợi ích của giấc ngủ trưa càng được làm sáng tỏ. Không cần lâu, chỉ cần 20 phút chợp mắt đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

    Giấc ngủ trưa có một số nguyên tắc chung nhưng trước hết nó thuộc về cuộc sống cá nhân nên tác động khác nhau đến từng cá nhân cụ thể. Giờ nghỉ trưa phụ thuộc vào thời gian mà chúng ta thức dậy. Ví dụ, người dậy từ 5h sáng nên ngủ trưa lúc 13h, trong khi những người dậy lúc 9h thì trước 15h không nên chợp mắt. Bên cạnh đó, người chỉ ngủ 6-7 tiếng một đêm có thể tăng gấp đôi nguy cơ ngủ gật khi đang lái xe so với người ngủ đủ 8 tiếng, nhưng chỉ cần chợp mắt 30 phút là đã cải thiện được sự tỉnh táo, giúp lái xe an toàn. Ngoài ra, những người làm ca đêm, tức là làm việc ngoài khung giờ ngủ truyền thống là từ 9h đêm đến 5h sáng hôm sau cũng rất cần ngủ giấc ngắn trước ca làm việc. Vậy lợi ích dễ nhận thấy nhất của giấc ngủ trưa là gì?

    Để có giấc ngủ trưa tốt nhất
    Ảnh minh họa.

    Tăng sự tỉnh táo. Sau giấc ngủ trưa, cảm giác đầu tiên của chúng ta là sự tỉnh táo. Một nghiên cứu của NASA phát hiện phi công được chợp mắt 40 phút có được sự tỉnh táo cao hơn hẳn so với các phi công còn lại. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy ngay cả một giấc ngủ ngắn 10 phút nhưng những người tham gia thấy đầu óc sảng khoái hơn.

    Cải thiện bộ nhớ. Giấc ngủ ngắn cũng thực sự có ích cho não. Theo một nghiên cứu năm 2008, kết quả điện não đồ cho thấy hoạt động của bộ não ở những người ngủ trưa có công suất cao hơn so với những người không nghỉ ngơi. Còn các nhà nghiên cứu Australia năm 2010 cho biết, giấc ngủ trưa dù kéo dài hơn 1 tiếng làm cho người ta ngủ dậy vẫn chếnh choáng nhưng thực tế nó vẫn đem lại ích lợi lâu dài cho não bộ. Bởi vậy, giấc ngủ trưa đem lại kết quả học tập tốt hơn cho lứa tuổi học sinh, sinh viên,Tăng sức sáng tạo. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã cố tìm hiểu tại sao sau giấc ngủ trưa, nhiều người nảy ra cách giải quyết vướng mắc khá dễ dàng. Họ phát hiện ra sự bùng nổ trong hoạt động ở bán cầu não phải, vùng gắn liền với sự sáng tạo, bài báo của Health.com cho biết.

    Cải thiện năng suất. Ngủ trưa không bao giờ là thể hiện sự lười biếng trong công việc, ngược lại, nó thực sự có thể cải thiện năng suất làm việc. Hiệu quả của giấc ngủ trưa đặc biệt tốt cho những người thiếu ngủ, kiệt sức, thậm chí còn có tác dụng “tăng lực” mạnh hơn nhiều so với một tách cà phê buổi chiều.

    Giảm căng thẳng. Không cần đến nghiên cứu khoa học chứng minh, ai cũng có thể cảm nhận sau khi chợp mắt một lúc vào ban ngày, tâm trạng chúng ta cảm thấy tốt lên, thời gian còn lại trong ngày sẽ không còn cảm giác buồn ngủ và cáu kỉnh làm phiền nữa. Đó là bởi, ngủ trưa là khoảng thời gian cơ thể được thư giãn, là liều thuốc giảm stress tuyệt vời, ngay cả khi bạn mất ngủ trong thời gian dài.

    Tuy nhiên, quanh giấc ngủ trưa cũng có điểm cần lưu ý: Thời gian chợp mắt từ 10 đến 20 phút là tốt nhất bởi nếu ngủ lâu, hơn 1 tiếng chẳng hạn, hiệu quả sẽ giảm bởi cơ thể sẽ mệt mỏi hơn khi thức dậy vào giữa giấc ngủ sâu. Cùng với đó, nhiều người cứ sợ thiếp đi rồi ngủ quên mất, hãy đặt đồng hồ báo thức bởi việc làm này sẽ giải tỏa áp lực tâm lý, giúp họ có giấc ngủ trưa ngon hơn. Cuối cùng, những người không thích hợp với ngủ trưa thì cũng không nên cố, đó là các trường hợp tìm mọi cách mà không chợp mắt được, ngủ dậy không thấy tỉnh táo mà mệt hơn, ngủ trưa lại gây ra mất ngủ vào ban đêm…

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-co-giac-ngu-trua-tot-nhat-a46531.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Làm gì để hết buồn ngủ khi lái xe?

    Làm gì để hết buồn ngủ khi lái xe?

    Buồn ngủ khi lái xe là vấn đề ai cũng gặp trong những chuyến đi đường dài. Theo những nghiên cứu mới thì tác hại của việc buồn ngủ sau tay lái rất nghiêm trọng.

    Thiếu ngủ nguy hiểm như thế nào?

    Thiếu ngủ nguy hiểm như thế nào?

    (ĐSPL) - Công việc, cuộc sống gia đình và chứng nghiện công nghệ ảnh hưởng lớn đến thời gian ngủ của chúng ta, dưới đây là những lời khuyên bổ ích cho giấc ngủ của bạn.