+Aa-
    Zalo

    Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô

    • Nguyễn Thu HuyềnDSPL

    (ĐS&PL) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành.

    Sáng 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật Thủ đô 2024.

    Tại cuộc họp báo, ông Phạm Thanh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Lệnh số 09/2024 ngày 2/7/2024 của Chủ tịch nước về việc Công bố Luật Thủ đô 2024. Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024.

    Thông tin tại cuộc họp báo, ông Mai Lương Khôi - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06, Nghị quyết số 30, đặc biệt là Nghị quyết số 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Ông Mai Lương Khôi - Thứ trưởng Bộ Tư pháp tại phiên họp báo sáng 23/7 (Ảnh: NĐ).

    Ông Mai Lương Khôi - Thứ trưởng Bộ Tư pháp tại phiên họp báo sáng 23/7 (Ảnh: NĐ).

     

    Trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012, Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp 7 đã thông qua Luật Thủ đô và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

    Mục tiêu xây dựng Luật Thủ đô nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội.

    Cùng với đó, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

    Cùng đó, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô, bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013.

    "Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô", ông Khôi nói.

    Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật Thủ đô 2024 (Ảnh: MĐ).

    Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật Thủ đô 2024 (Ảnh: MĐ).

     

    Bên cạnh đó, Luật Thủ đô 2024 bám sát 9 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa tại dự thảo Luật các cơ chế, chính sách cụ thể, thực sự mang tính đặc thù vượt trội và đột phá về thể chế nhằm phát huy thế mạnh của Thủ đô.

    Cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; những vấn đề cần ủy quyền lập pháp thì ủy quyền cho các chủ thể có thẩm quyền quy định theo pháp luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ.

    Đồng thời, với việc phân quyền mạnh mẽ, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội và quy trình, thủ tục, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền Thành phố.

    Ngoài ra, kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô 2012; các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.

    Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Luật Thủ đô 2024 cũng theo sát quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các Luật có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...

    Qua đó, bảo đảm những vấn đề đang đặt ra đối với Thủ đô đã được xử lý, thì không quy định lại tại dự án Luật Thủ đô.

    "Nếu chưa được xử lý hoặc nội dung chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô thì quy định tại Luật Thủ đô", ông Khôi nêu rõ.

    Theo Thứ trưởng Mai Lương Khôi, để triển khai thi hành Luật kịp thời, hiệu quả, Chính phủ sẽ tập trung xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật và tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật.

    Xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, đảm bảo có hiệu lực đồng thời với Luật; Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.

    Cùng với đó, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương được Luật Thủ đô giao.

    Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết Luật ở các bộ, ngành và địa phương.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cong-bo-lenh-cua-chu-tich-nuoc-ve-luat-thu-o-a448411.html
    70 năm nhìn lại Hiệp định Geneve

    70 năm nhìn lại Hiệp định Geneve

    Tròn 70 năm trôi qua từ khi Hiệp định Geneve được ký kết nhưng những bài học kinh nghiệm đúc rút từ quá trình đàm phán thương lượng đi đến ký kết còn nguyên giá trị.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    70 năm nhìn lại Hiệp định Geneve

    70 năm nhìn lại Hiệp định Geneve

    Tròn 70 năm trôi qua từ khi Hiệp định Geneve được ký kết nhưng những bài học kinh nghiệm đúc rút từ quá trình đàm phán thương lượng đi đến ký kết còn nguyên giá trị.