+Aa-
    Zalo

    Chiêu trò của Truyền Thông Trăng đen: Phản cảm và lố bịch!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – “Theo tôi phương pháp truyền thông như thế thì chả ai tin cả, bởi nó rất phản cảm và lố bịch.

    (ĐSPL) – “Theo tôi phương pháp truyền thông như thế thì chả ai tin cả, bởi nó rất phản cảm và lố bịch. Một người có nhận thức bình thường thì không một ai tin vào điều đó. ” – Thầy Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Truyên truyền cho hay.
    Liên quan tới sự việc ngày 20/8, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nhóm thanh niên đứng trước cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại học Quốc gia Hà Nội (đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) cầm tấm biển có nội dung mời gọi các bạn trẻ tham gia mạng lưới kiếm tiền “khủng”.

    Hình ảnh gây phản cảm của nhóm thanh niên.

    Hình ảnh trên sau đó được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Rất nhiều ý kiến bày tỏ nghi ngờ những nam thanh niên trưng tấm biển mời gọi tham gia mạng lưới “sinh…com” để kiếm 200 triệu/tháng là thành viên của mạng lưới bán hàng đa cấp.
    Theo tìm hiểu, những hình ảnh nêu trên thực chất là một bài test phản ứng của sinh viên với kinh doanh đa cấp được truyền thông Trăng Đen thực hiện. Thông tin này được đích thân  anh Nguyễn Ngọc Long – trưởng nhóm truyền thông Trăng Đen khẳng định.
    Tuy nhiên, cách truyền thông này không được thầy Thầy Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Truyên truyền đồng tình.
    Thầy cho hay: “Về sự việc ngày 20/8, có hai thanh niên cầm tấm biển đứng trước cổng Học viện rêu rao Viết bài gãy tay, nhuận bút 200 ngàn… bản thân tôi đã nhận được thông tin đó. Khi phát hiện hành vi của hai nam thanh niên kể trên, vì họ không phải là sinh viên của trường nên bảo vệ của trường đã tới đuổi họ đi”.
    Trước thông tin cho rằng nhóm thanh niên này đang làm một dự án truyền thông, họ lấy lý do cầm biển đứng ở cổng để test phản ứng của sinh viên với “đa cấp”, thầy An khẳng định: “Theo tôi phương pháp truyền thông như thế thì chả ai tin cả, bởi nó rất phản cảm và lố bịch. Một người có nhận thức bình thường thì không một ai tin vào điều đó. Ngay cả những sinh viên bình thường nhất họ cũng sẽ nghĩ rằng đây có một mục đích khác, không chỉ là tuyên truyền đa cấp. Phương pháp truyền thông như vậy không đem lại kết quả gì cả”.
    “Về những từ ngữ họ nghĩ ra theo tôi với mỗi ngành nghề họ lại gắn một  câu nào đó để gây ra sự hiếu kỳ trong sinh viên. Trường Báo chí thì có câu “Viết bài gãy tay, nhuận bút 200 ngàn”, trường Đại học Quốc gia thì “Sinh viên trường Quốc gia lương không bằng cuốc đất?”. Đó chỉ là trò trẻ  con” – thầy An cho biết thêm.
    “Họ thích nổi tiếng, nhưng lại làm mất uy tín của trường. Do đó, trường đã đề nghị Công an phường vào cuộc điều tra, xử lý”, thầy An cho hay.
    Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Công an phường Dịch Vọng Hậu cho biết, hoạt động cầm biển trước cổng các trường của nhóm thanh niên nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép có thể gây mất trật tự. Vì vậy, nếu cơ quan công an phường phát hiện sẽ đưa về cơ quan điều tra để làm rõ.
    Trước đó, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, Trưởng nhóm truyền thông Trăng Đen Nguyễn Ngọc Long cho hay mình không quan tâm tới những lời bình luận cho rằng hành động của mình là xúc phạm ngành nghề.
    “Cộng đồng mạng là một thứ tào lao và ngu ngốc, chúng ta không nên để cái thứ gọi là cộng đồng mạng dắt mũi. Vì vậy, tôi không quan tâm tới những lời bình luận trên mạng, một ngày có bao nhiêu lời bình luận trên mạng, làm sao tôi có thể quan tâm hết tới những việc như vậy” - anh Nguyễn Ngọc Long cho hay.
    Hồng Thắm
    [mecloud]nDXeFYuJUE[/mecloud]
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chieu-tro-cua-truyen-thong-trang-den-phan-cam-va-lo-bich-a107408.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.