+Aa-
    Zalo

    Cây sả cực tốt cho sức khỏe nhưng những người sau không nên sử dụng

    (ĐS&PL) - Cây sả được sử dụng phổ biến trong các món ăn của Việt Nam và công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được.

    Cây sả không chỉ là gia vị, thực phẩm quen thuộc đối với mỗi gia đình mà đây còn là vị thuốc quý với nhiều tác dụng đối với sức khỏe, làm đẹp. Cách sử dụng sả trong đời sống để phát huy tác dụng của chúng cũng rất đơn giản và đem lại hiệu quả cao.

    Ngoài sử dụng tinh dầu sả phục vụ mục đích làm đẹp da, xông phòng thì mọi người nên bổ sung thường xuyên loại thực phẩm này trong thực đơn mỗi tuần bằng nhiều hình thức. Sả giúp tăng hương vị món ăn vừa là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hữu hiệu.

    Những lợi ích của cây sả

    Tốt cho hệ tiêu hóa

    Sả có vị cay tê nhưng không nóng, khi kết hợp với các món ăn rất kích thích vị giác. Đây cũng là chất giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, tốt cho khả năng tiêu hóa trong cơ thể, chống đầy hơi, ngăn ngừa sự hình thành của đờm nhớt, chống hôi miệng hiệu quả. Tinh dầu từ sả giúp hỗ trợ ăn uống kém, các vấn đề về đường tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm chứng đau dạ dày, tiêu chảy,… 

    nhung luu y khi su dung sa ma khong phai ai cung biet 3
    Củ sả cực tốt cho sức khỏe nhưng những người sau không nên sử dụng.

    Phòng chống ung thư

    Trong sả có hợp chất citral được biết đến là hợp chất quan trọng có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, trong cây sả còn có chứa beta-carotene-1 cũng là một loại chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Chính vì thế, sả là loại gia vị được khuyến khích nên sử dụng thường xuyên hoặc uống trà có thêm sả để bảo vệ sức khỏe. 

    Chữa rối loạn kinh nguyệt

    Tinh dầu sả được dùng rất nhiều với công dụng làm giảm chứng đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả được áp dụng phổ biến trong đông y.

    Giải độc

    Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.

    Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

    Có lợi cho hệ thần kinh

    Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) ...

    Giảm huyết áp

    Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

    nhung luu y khi su dung sa ma khong phai ai cung biet 1
    Củ sả cực tốt cho sức khỏe nhưng những người sau không nên sử dụng.

    Giảm đau

    Tinh chất sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.

    Chữa bệnh đường hô hấp

    Từ lâu, cây sả đã được coi là bài thuốc hữu hiệu dùng để phòng và chữa các bệnh đường hô hấp khi chuyển mùa. Cây sả tươi hoặc tinh dầu sả được dùng để xông phòng, xông mũi họng, giúp giảm ho, giải cảm, tiêu đờm. 

    Tốt cho hệ thần kinh

    Tinh dầu sả có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc. Các chất trong cây sả còn có tác dụng đáng kể trong hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ thần kinh như: bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, động kinh, run chân tay, căng thẳng,… 

    Chữa bệnh về da

    Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất trong cây sả có khả năng đáp ứng tốt với việc điều trị các bệnh nhiễm nấm, nhiễm khuẩn ngoài da. Trong dân gian, cây sả tươi cũng được dùng để đun nước tắm, sát khuẩn da hoặc dùng tinh dầu sả để chữa nấm da hiệu quả. 

    Giúp hạ sốt

    Sả có thể dùng để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh bằng cách ăn sống hoặc giã lấy nước để uống. Vì vậy, việc dự trữ một ít sả trong nhà là việc làm vô cùng hữu ích và tiện lợi. Ngoài ra, vài bụi sả xung quanh nhà có thể giúp bạn và người thân tránh muỗi cũng như nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết do muỗi chích.

    Kháng viêm

    Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho thấy chiết xuất sả chính là phương pháp điều trị các bệnh viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Các nhà nghiên cứu khẳng định các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong sả giúp làm giảm sự căng thẳng.

    Một nghiên cứu tương tự được công bố năm 2010 cho thấy sả chính là một liệu pháp điều trị bệnh viêm ruột vì có khả năng ức chế quá trình sản sinh leukocyte – một loại tế bào bạch cầu, từ đường ruột bị viêm nhiễm.

    nhung luu y khi su dung sa ma khong phai ai cung biet 2
    Củ sả cực tốt cho sức khỏe nhưng những người sau không nên sử dụng.

    Tac hại khi sử dụng quá nhiều sả

    Gây nóng trong

    Nóng trong người là biểu hiện rõ nhất khi sử dụng cây sả quá mức, trong sả có chứa nhiều tinh dầu và thành phần methyl eugenol. Gây nên tình trạng nóng trong, làm cho cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu.

    Vậy nên, trước khi quyết định sử dụng một lượng lớn sả đưa vào cơ thể thì bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

    Dị ứng

    Trong sả có chứa nhiều chất tinh dầu, giúp kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng cây sả sẽ phản tác dụng ngược lại gây nên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng. Khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại cây này.

    Khó tiêu, táo bón

    Theo các chuyên gia, tinh dầu sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chậm tiêu hay đầy bụng. Tuy nhiên, việc sử dụng với lượng lớn sẽ gây tác dụng phụ kích ứng đến thành dạ dày, nóng trong và co thắt ruột khiến cho việc tiêu hóa kém. Dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.

    Những lưu ý khi sử dụng sả

    Không dùng sả làm thực phẩm chế biến thức ăn cho bà bầu bởi sả có thể kích thích tử cung, gây nguy cơ sảy thai. 

    Không hít hà tinh dầu xả một cách trực tiếp. Chiết xuất từ sả rất đậm đặc có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. 

    Không uống tinh dầu xả bởi có thể gây ngộ độc. 

    Để tránh phản ứng phụ, bạn nên uống nước sả khoảng 2 lần/ 1 tuần, người dùng cần rửa sả thật sạch trước khi sử dụng. Tuyệt đối không cho các bé dưới 12 tháng tuổi sử dụng sả.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cay-sa-cuc-tot-cho-suc-khoe-nhung-nhung-nguoi-sau-khong-nen-su-dung-a613889.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan