(ĐSPL) - Bị nhốt trong nhà, phục vụ tình dục cho cả 2 anh em như búp bê tình dục, không còn cách nào khác, chị L. phải chấp nhận sự thật trớ trêu. Chưa dừng ở dó, Mẹ chồng còn bắt chị phải ngủ luôn với… con rể của bà, cự tuyệt thì bị đánh đập dã man.
Bị nhốt trong nhà để làm “búp bê tình dục”
Về nước hơn 5 năm nhưng chị N.T.L. ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long không thể quên được nỗi nhục ê chề về quãng thời gian làm dâu xứ người. 8 năm trước, qua mai mối, 1 người đàn ông Hàn Quốc chọn chị L. làm vợ. Cuộc sống hạnh phúc chỉ thực sự là những ngày 2 người ở Việt Nam, chờ xuất cảnh.
Đăng ký kết hôn với người chồng đẹp trai, có việc làm, những đêm ân ái mặn nồng,... chị nghĩ mình sẽ được đổi đời. Nhưng mọi thứ sụp đổ khi chị đặt chân đến Hàn Quốc. “Người đàn ông chung sống với tôi, cả tháng trời thẳng thừng nói rằng chồng thật của tôi sẽ là… em trai của anh ta, 1 người bị câm điếc”, chị L. nói trong nước mắt.
Bị nhốt trong nhà, phục vụ tình dục cho cả 2 anh em như búp bê tình dục, không còn cách nào khác, chị phải chấp nhận sự thật trớ trêu. Chị càng khốn khổ hơn khi cha chồng - người thương chị như con ruột qua đời. “Mẹ chồng bắt tôi phải ngủ luôn với… con rể của bà. Tôi cự tuyệt thì bị đánh đập dã man”, chị L. rùng mình nhớ lại.
Một hôm, thừa lúc gia đình chồng đi vắng, chị trốn ra đường và chạy đến đồn cảnh sát kêu cứu. Cơ quan quản lý người Việt ở Hàn Quốc can thiệp, cuối cùng L. được về quê trong tủi nhục. Chị không có đứa con nào đem về, vì khi mang bầu, chính mẹ chồng đã đánh chị đến nỗi hư thai. Và cha đứa bé chưa kịp chào đời ấy, chính chị L. cũng không biết là ai. Anh chồng, gã chồng câm điếc hay gã con rể của mẹ chồng?
Mới đây, cuối tháng 8/2016, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an tỉnh Đồng Nai cũng vừa giải cứu chị B.N. (20 tuổi, ngụ thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, Đồng Nai), bị bán sang Trung Quốc. Chị này đã lần lượt bị “luân chuyển” qua 3 ông chồng nhưng cũng đều chịu cảnh đọa đày là phục vụ tình dục. Rất may là chị đã tìm cách liên hệ được với gia đình rồi được công an giải cứu.
Tương lai nào cho những đứa trẻ “3 không”?
Qua mai mối, chị Từ Thị Muội lấy một người Hàn Quốc nhưng sau đó cũng phải đưa con về quê ngoại. Lo lắng lớn nhất của Muội bây giờ là đứa con trai 9 tuổi, cháu Hong Da Ejun (tên Việt Nam là Chun). “Con em không quốc tịch Việt Nam nên không có khai sinh, hộ khẩu, may nhờ mấy anh ở UBND xã can thiệp nên cháu được gửi vào học Trường Tiểu học Vị Thủy 2. Nhưng cháu chỉ học tạm thời thôi, tiền bảo hiểm, tiền học phí và tất cả các khoản tiền khác gia đình đều phải đóng cho trường, bởi nói gì thì nói con em cũng là người nước ngoài sống trên quê ngoại, được đến trường biết đọc, biết viết là may lắm rồi”, Muội cho biết.
Suốt câu chuyện của Muội, cháu Chun ngồi kể bên lắng nghe, săm soi mấy chú cá lia thia. Nhưng nghe hỏi có muốn trở về Hàn Quốc hay không, Chun bật ngay dậy, cương quyết nói: “Con ở đây với mẹ, với mấy dì, cậu, chơi với các bạn, với cá lia thia. Con không chịu về Hàn Quốc đâu”. “Tình hình hiện nay phải nói là rất khó. Can thiệp, giúp đỡ cho các cháu vào học cấp 1 thì dễ, nhưng chắc chắn các cháu sẽ không được học lên cấp 2 hay cao hơn nữa, bởi đâu có giấy tờ gì để nộp cho nhà trường. Hầu hết các cháu khi về Việt Nam đều có khai sinh, quốc tịch, hộ chiếu là người nước ngoài, không dễ ngày một, ngày hai cho tụi nhỏ nhập tịch Việt Nam, vì còn rất nhiều thủ tục pháp lý, ngoại giao”, ông Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch UBND xã Vị Thắng nói.
Theo ông Kính, nhiều năm qua tình trạng “trẻ em nước ngoài” theo mẹ hồi hương về quê ngoại sinh sống đã trở thành vấn nạn của địa phương, nhưng ở cấp xã, huyện không thể giải quyết được. “Gần đây nghe Bộ LĐ-TB&H và Bộ Tư pháp yêu cầu các địa phương thống kê số phụ nữ lấy chồng nước ngoài và số trẻ em ngoại quốc “3 không” đang sinh sống trên địa bàn, chúng tôi rất mừng. Hy vọng Trung ương sớm có giải pháp khả thi cho vấn đề này, bởi lẽ càng để lâu thì các cháu càng lớn, kèm theo các nhu cầu học hành, y tế cũng cao hơn. Nếu chỉ thống kê mà không thể có cách giải quyết thì trong tương lai chuyện này sẽ trở thành gánh nặng xã hội”, ông Kính nói.
Theo ông Nguyễn Văn Kính, trong 11 trường hợp trẻ em ngoại quốc trên địa bàn xã chỉ có cha của cháu Chang Po Jui ở ấp 10 tìm đến Việt Nam xin đón con về Đài Loan, nhưng không được ông bà ngoại của cháu chấp nhận. Những trường hợp khác sau khi về Việt Nam thì phía bên nội đã bỏ luôn, không liên lạc, thăm viếng. Từ chuyện này, chính chúng ta phải suy nghĩ: Phải chăng, nhiều người đàn ông nước ngoài bỏ ra ít tiền cưới vợ từ Việt Nam về chỉ để… thỏa mãn sinh lý “dài hạn”, tính ra có giá rẻ hơn các “nhà thổ” bên ấy? Bằng chứng là khi vợ kiên quyết ly dị, họ vẫn chấp nhận và cũng không muốn giữ con.
Theo một thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang đã có hơn 700 trẻ em nước ngoài theo mẹ hồi hương bất đắc dĩ. Ở Hậu Giang, xã Vị Thắng (huyện Vị Thủy) là địa phương “nổi tiếng” của tỉnh vì có gần 300 phụ nữ lấy chồng nước ngoài (Đài Loan, Hàn Quốc). Bà Phan Thị Như Kiều, Phó Chủ tịch hội LHPNVN huyện Vị Thủy, cho biết: “Chúng tôi mới thống kê được hơn 300 trường hợp, nhưng có thể thấy hầu hết những phụ nữ đem con về quê ngoại đều bị nhà chồng bạo hành tình dục, ngược đãi trong thời gian dài”, bà Kiều nói.
Một hướng dẫn viên du lịch thường xuyên sang Đài Loan cho biết, giá mỗi lần mua dâm tại Đài Loan là gần 1 triệu đồng Việt Nam. “Do đó, có người Đài Loan nói vui, chỉ cần bỏ ra khoảng 100 triệu đồng để “tậu” về 1 cô gái Việt Nam, chỉ cần 3-4 tháng “sử dụng đã có thể hòa vốn””, anh này nói.
HÀN NI
Xem thêm video:
[mecloud]bCfR8gu4IV[/mecloud]