Có thể nói, với hàng ngàn các phòng khám tư nhân mọc ra ở khắp cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ nhu cầu khám bệnh của người dân là một nhu cầu chính đáng, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động ở những phòng khám này đều chưa có những sự đầu tư bài bản, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường khi mà nguồn nước thải ra ở những phòng khám này hầu hết là độc hại, đặc biệt là những hóa chất vô cùng khó xử lý.
Trôi nổi rác thải
Theo số liệu của Bô y tế, hiện nay cả nước ta có khoảng hơn một ngàn bệnh viện và hàng chục ngàn các phòng khám tư nhân, với số lượng hàng trăm ngàn bệnh nhân tham gia điều trị. Mỗi ngày các cơ sở phòng khám tư nhân này thải ra môi trường khoảng gần 40 tấn rác rắn cùng với hàng trăm ngàn mét khối nước thải độc hại khác. Điều đáng nói, hầu hết những lượng rác thải này đều không được xử lý một cách triệt để trước khi đưa ra môi trường gây lên những mối nguy hiểm lớn cho môi trường.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù theo quy định của nhà nước, rác thải y tế phải được phân loại thành nhiều loại như rác thải lây nhiễm, rác thải phòng thí nghiệm, rác thải dược phẩm… để có những phương pháp thích hợp cho việc xử lý nhưng trên thực tế, hầu hết các phòng khám tư nhân đều không chú trọng đến vấn đề này. Có thể nói, mặc dù cùng là những loại rác thải y tế nhưng các loại rác này lại có những quy trình xử lý hoàn toàn khác nhau để có thể đáp ứng được về mặt môi trường. Tuy nhiên, hầu hết những loại rác thải y tế tư nhân này đều không được xử lý đúng quy trình, thậm chí là vứt bỏ tràn lan ra môi trường bên ngoài như bãi đất trống, sông rạch, kênh ngòi… Như chia sẻ của một số người dân ở thị xã Dĩ An (Bình Dương) thì trên địa bàn thị xã hiện nay có khá nhiều phòng khám tư nhân hoạt động để khám chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên, tại khu vực xung quanh những phòng khám này, người dân thường thấy những loại ống thống, vỏ thuốc hay những phế phẩm y tế như thuốc Royal, Egokids, hay Calcium… được vứt bỏ ra ngoài môi trường kênh rạch mà không qua xử lý. Bày tỏ lo ngại về vấn đề này, nhiều người cho biết những loại chất thải y tế thường rất nguy hại vì chúng là những hóa chất đặc trưng, có khả năng tồn tại độc lập lâu dài ở ngoài môi trường tự nhiên nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, khi những hóa chất này thải ra môi trường, chúng sẽ gây lên những hậu quả khôn lường.
Ngoài ra, theo những chuyên gia môi trường, hầu loại chất thải từ khác phòng khám tư nhân thải ra đều ít nhiều mang theo những mầm bệnh, những loại vi rút nguy hiểm mà những bệnh nhân đang điều trị gặp phải. Chúng là những loại vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… có khả năng lây nhiễm cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ngoài ra, nhiều loại này còn có thể làm ô nhiễm nguồn nước, nguồn thực phẩm sinh sống trong nước nếu bởi hầu hết chúng là những mầm bệnh nguy hiểm. Thực tế đã chứng minh, ở nhiều khu vực có những phòng khám đông bệnh nhân điều trị, ô nhiễm môi trường ở đó thường nặng nề hơn những nơi khác và nhiều sinh vật sống trong môi trường nước ở xung quanh những nơi này cũng dễ mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, nhiều căn bệnh mà có tính lây lan lớn trong cộng đồng khi có một người mắc phải cũng dễ bị lây truyền đi nơi khác nếu không có những biện pháp cấp bách để phòng chống, ngăn chặn.
Bên cạnh đó, những loại rác thải khác như hóa chất, chất thải của bệnh nhân ở những dạng khác như lỏng thường được đưa thẳng ra nguồn nước khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ở xung quanh khu vực phòng khám hoạt động là hết sức đáng lo ngại. Tổng kết lại thì có thể nhận định rằng, hầu hết các loại rác thải y tế đều có những mối nguy hiểm nhất định so với những loại rác thải dân sinh thông thường khác nhưng chúng lại không được phân loại riêng để có những biện pháp xử lý cần thiết khiến tình hình trở nên rất phức tạp. Như một số công nhân môi trường hoạt động ở khu vực Bình Chánh (TP HCM) cho biết thì ở nhiều phòng khám tư nhân, họ thải rác ra môi trường như những hộ dân khác do quy mô hoạt động chưa lớn nhưng xét về góc cạnh gây nguy hại cho môi trường, đó lại là vấn đề hết sức báo động, nhất là ở khía cạnh ý thức của con người bởi như vậy, những phòng khám tư nhân này đang thải ra môi trường những khối rác thải rất nguy hiểm. Và, với hàng ngàn những phòng khám, đặc biệt là nhiều phòng khám hoạt động lén lút, ban đêm khiến vấn đề môi trường ở những khu vực đông dân cư ngày một cực kỳ phức tạp.
Kiên quyết xử lý
Có thể nói, trong thời gian qua, tuy chưa có một số liệu thống kê nhất định về những vụ xả thải ra môi trường ở các phòng khám tư nhân bị các cơ quan an ninh xử lý nhưng có thể nói, rất nhiều trường hợp phòng khám tư nhân đã phải chịu những hình phạt nghiêm minh từ phía pháp luật cho những hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của mình, tùy theo mức độ nặng nhẹ và tác hại đối với xung quanh. Tuy nhiên, do số lượng những phòng khám này quá lớn, đặc biệt là những khu vực đô thị khiến việc xử lý này hầu như chưa đáng kể so với số vi phạm và đặc biệt, hầu hết những việc xả thải ra môi trường này đều rất khó bắt quả tang khiến cho tình hình thực tế chưa được kiểm soát. Vì vậy, ngoài việc xử lý thật nặng những hành vi sai phạm về vấn đề môi trường ở các phòng khám tư nhân, việc tuy truyền, chấn chỉnh, tác động trực tiếp vào ý thức của những phòng khám tư nhân này cũng là một việc làm cần thiết. Nghĩa là, các cơ quan chức năng cần phải làm cho những phòng khám tư nhân hiểu được tác hại của việc gây ra ô nhiễm môi trường như là một con dao hai lưỡi, hoàn toàn có thể làm hại chính bản thân mình và môi trường sống của mình.
Ngoài ra, theo góp ý của những chuyên gia về môi trường thì hoạt động ở những phòng khám tư nhân là hết sức đặc thù vì nó mang một mục đích nhân đạo cao cả nhưng không phải vì thế mà những cơ quan chức năng có thể lơ là trong công tác quản lý, đặc biệt là cấp phép cho những hoạt động ở các phòng khám này. Điều này có nghĩa là, một phòng khám tư nhân được phép hoạt động phải có đầy đủ những công nghệ để xử lý chất thải có thể gây ô nhiễm môi trường thì mới được phép hoạt động. Có thể nói, điều này là cực kỳ khó khăn bởi thực tế, chi phí cho việc lắp đặt các công nghệ có thể xử lý được tất cả những loại rác thải y tế mà những phòng khám tư nhân có thể thải ra là rất lớn, lên đến nhiều tỷ đồng nên rất nhiều cơ sở phòng khám không đủ năng lực tài chính để đáp ứng. Chính vì vậy, nhiều phòng khám đã lén lút hoạt động, lén lút xả thải ra môi trường khiến tình trạng này ngày càng thêm phần phức tạp. Bên cạnh đó, cũng còn một vấn đề khá lớn cũng cần phải nói là khi xét về góc độ nguy hiểm từ những loại rác thải y tế thì không chỉ các phòng khám tư nhân mà nhiều bệnh viện lớn, phòng khám hay trạm y tế trực thuộc Bộ y tế của nhà nước cũng hoạt động mà chưa có đầy đủ các hệ thống xử lý chất thải. Thực tế, với nhiều các bệnh viện tuyến huyện, thị xã hay phòng khám cấp phường, xã… có quy mô nhỏ và được xây dựng cách đây đã lâu nên vấn đề xử lý chất thải ra môi trường chưa được ưu tiên khiến chúng trở nên lạc hậu và đó cũng là một vấn nạn ô nhiễm cần phải được giải quyết một cách triệt để, bên cạnh việc thắt chặt hoạt động về môi trường ở các phòng khám tư nhân.
Chúng tôi tiếp nhận tất cả các thông tin phản ánh về vấn đề môi trường của bạn đọc 24/24h
Liên hệ:Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hôi phân viện phía nam
Địa chỉ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1
Hotline: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519
Đoàn Đại Trí
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-dong-rac-thai-y-te-o-phong-kham-tu-nhan-a73375.html