+Aa-
    Zalo

    Cạn kiệt vùng nghêu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từng được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà tự nhiên đã ban cho một số địa phương ven biển ở nước ta

    Từng được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà tự nhiên đã ban cho một số địa phương ven biển ở nước ta nhưng hiện nay, do quy hoạch và ô nhiễm môi trường cũng như biến đối khí hậu, những nơi từng được coi là “mỏ nghêu” hiện nay đã bị cạn kiệt, giảm đi rất nhiều.
    Điển hình trong số đó là những bãi nghêu ở Thạnh Phong (Bến Tre) hay Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang)… khiến cuộc sống của người dân ít nhiều đã bị ảnh hưởng.
    Mùa nghêu đã giảm
    Từng là một trong những mỏ nghêu lớn nhất ở Việt Nam, mỗi năm, tổng sản lượng nghêu ở vùng biển Thạnh Phong (Bến Tre) có thể lên đến hàng ngàn tấn nghêu thành phẩm, bên cạnh hàng trăm tấn nghêu giống được mang đi các địa phương khác để nuôi. Có thể nói, với địa hình bãi bồi nơi cửa sông, vùng đất này được cho là thủ phủ của con nghêu bởi mỗi khi đến mùa sinh sản, số lượng nghêu giống tụ tập về đât rất đông. Mặc dù vậy, theo nhiều người dân ở vùng biển Thạnh Phong thì vài năm trở lại đây, mùa nghêu đã không còn nhiều như trước nữa bởi những biến động quá lớn của môi trường sống cũng như việc con người tác động quá lớn vào quá trình phát triển, sinh trưởng của đàn nghêu bằng việc khai thác quá mức khiến số lượng của chúng đang giảm đi thấy rõ. Ngoài sự giảm đi về số lượng, ngay cả con nghêu cũng có sự thay đổi. Nghĩa là, trước kia nghêu thường tụ tập về đây sinh sản, rồi phát triển trước khi được con người khai thác hoặc chúng trở lại môi trường biển ngoài xa khơi. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết nghêu được khai thác ở giai đoạn nghêu giống, bán lại cho những hộ nuôi nghêu khác. Điều nay vừa làm gián đoạn quá trình sinh trưởng của con nghêu, vừa làm mất đi một phần trong chu trình đời sống di cư của loài nghêu, khiến một số lượng lớn nghêu trưởng thành không thể quay về môi trường biển như trước kia được nữa. Và đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến mỗi mùa, số lượng nghêu lại giảm đi bởi sự khai thác cạn kiệt, không có bổ sung cho những mùa vụ kế tiếp. Đáng chú ý hơn nữa, thói quen sinh sản và phát triển, trở lại môi trường biển của loài nghêu đã thay đổi do bị con người làm gián đoạn khiến chúng buộc phải di cư, phải di chuyển đi tìm những bãi nghêu khác, khiến những vùng nghêu trở thành cạn kiệt tài nguyên.
    Theo một chuyên gia nghiên cứu về môi trường ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì nguyên nhân chính để những đàn nghêu có số lượng lớn tự tập ở một số vùng biển nhất định ở nước ta chính là do môi trường. Nghĩa là, tại những vùng đất đó thường có hệ sinh thái rất phù hợp với sự sinh sản, phát triển của loài nghêu. Theo thực tế, những bãi nghêu lớn thường là những nơi có hệ sinh thái rừng ven biển ngập mặn đặc trưng. Chính vì vậy, để có thể khai thác một cách bền vững, kèm theo sự tái tạo cho những mùa sau thì yếu tố quan trọng nhất chính là bảo vệ được hệ sinh thái môi trường vùng có nghêu. Tuy nhiên, tại hầu hết những bãi nghêu ở nước ta hiện nay thường diễn ra tình trạng khai thác kiểu tự phát. Nghĩa là người dân coi nghêu là tài sản tự nhiên sẵn có, cứ thế khai thác như bao đời qua vẫn vậy. Có thể nói, với cách khai thác này, hầu hết những vùng nghêu sẽ đối mặt với tình trạng cạn kiệt bởi thực tế, tài nguyên thiên nhiên không bao giờ là vô tận và nguồn tài nguyên nghêu ở những bãi biển cũng như vậy. Bên cạnh đó, việc thành lập các Hợp tác xã nghề nghêu đã không đem lại những hiệu quả mong muốn khiến tình trạng lộn xộn, bát nháo diễn ra ở hầu hết những vùng nghêu lớn. Như những người dân ở Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang) cho biết thì cứ mỗi năm đến mùa nghêu, hàng ngàn người dân ở khắp nơi lại tụ tập về những bãi biển nơi đây để khai thác khiến tình trạng ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái ven biển bị biến đổi đáng kể. Những hiện tượng như xói mòn, sạt lở và chặt phá cây ngập mặn diễn ra thường xuyên khiến môi trường sống của nghêu bị thay đổi nhiều. Hậu quả là những bãi nghêu, nơi có thể coi là vùng đất lý tưởng để nghêu tìm tới sinh sản đã bị biến đổi. Bên cạnh đó, dịch bệnh và những hậu quả khác mà con người mang lại cũng khiến đàn nghêu dần thay đổi thói quen sinh sản của mình. Theo đó, cách đây khoảng chừng mười năm, khi giá trị của con nghêu chưa cao như bây giờ, ở những bãi nghêu này thường tập trung số lượng nghêu khổng lồ nhưng ngày nay, nghêu sinh sản chưa kịp lớn đã bị khai thác để làm nghêu giống khiến cho số lượng nghêu trưởng thành giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, nạn săn trộm nghêu cũng tàn phá nghiêm trọng môi trường vùng nghêu khiến cho những nơi này dần trở thành “mảnh đất dữ” với đàn nghêu.
    Những giải pháp cần thiết
    Có thể nói, việc bảo vệ những bãi nghêu ở khu vực ven biển không đơn thuần chỉ là bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của những người ngư dân, giúp cho họ có thêm một nguồn thu lớn trong cuộc sống mà sâu xa hơn nữa chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở những địa phương ven biển đó, trước sự thay đổi và tác động quá lớn của con người đối với thiên nhiên. Điều này không chỉ giúp đỡ trực tiếp những người dân ven biển mà về lâu dài, môi trường sống của họ cũng được bảo vệ trước những thay đổi ngày càng nghiêm trọng mà môi trường đang gặp phải. Có thể nói, đây là vấn đề tiên quyết và rất quan trọng, không chỉ trong sinh kế mà còn là vấn đề sống còn của những cộng đồng nơi đây.
    Ngoài ra, theo một số nhà khoa học, việc môi trường nước ven biển đang ô nhiễm hoặc thay đổi về nồng độ cũng khiến số lượng đàn nghêu giảm đi. Nghĩa là, để sinh sản và phát triển bình thường, nghêu cần độ mặn nước biển phù hợp, cần có môi trường sống đủ lý tưởng cũng như nguồn thức ăn hay nhiệt độ. Vì vậy, khi có bất kỳ một yếu tố nào trong số đó thay đổi, đàn nghêu có thể sẽ phải thay đổi theo để thích nghi với môi trường sông mới. Nghĩa là, chúng có thể di cư, tìm tới một vùng đất khác để sinh sản và phát triển, khiến những bãi nghêu trở thành hoang vắng. Thực tế cũng đã chứng minh, nhiều vùng cửa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long từng có số lượng nghêu lớn tụ tập nhưng nay đã không còn bởi nguồn nước phía thượng nguồn bị ô nhiễm khiến môi trường sống của loài nghêu bị thay đổi đáng kể. Chính vì vậy, một trong những giải pháp cấp bách là phải bảo vệ được môi trường sống của bãi nghêu hay môi trường sinh thái của những hệ rừng ngập mặn ven biển.    
    Ngoài ra, nhiều chuyên gia về sinh vật biển cũng khẳng định rằng, mặc dù có đường bờ biển dài hàng chục ngàn cây số nhưng ở Việt Nam chỉ có một số rất ít địa phương ven biển có môi trường sống phù hợp với sự sinh sản và phát triển của con nghêu mà thôi. Chính vì vậy, những bãi nghêu đó hình thành từ xưa là những vùng đất có hệ sinh thái môi trường ngập mặn đặc trưng, cần phải được bảo vệ và gìn giữ một cách đặc biệt. Đó chính là một thước đo về vấn đề môi trường ở các địa phương ven biển này. Ở khía cạnh này, những chuyên gia nhận xét là hầu hết người dân ở vùng nghêu đều chưa có sự nhận thức đầy đủ về vấn đề môi trường. Nghĩa là, hầu hết người dân chỉ biết khai thác nghêu theo lợi nhuận trước mắt chứ chưa có ý thức bảo vệ và gìn giữ môi trường của vùng nghêu, môi trường của hệ sinh thái ngập mặn trong khu vực. Nói cách khác, việc khai thác nghêu một cách bền vững gắn liền với bảo tồn chưa được chú trọng, ngay cả những hợp tác xã nghêu. Để làm được điều này, việc đầu tiên chính là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về nguồn tài nguyên con nghêu. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần có những chế tài, những quản lý cần thiết để việc khai thác nghêu diễn ra một cách hệ thống, có bài bản hơn là việc tự phát và lộn xộn như hiện nay.
    Chúng tôi tiếp nhận tất cả các thông tin phản ánh về vấn đề môi trường của bạn đọc 24/24h.
    Liên hệ: Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội\_ phân viện phía nam
    Địa chỉ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1,HCM
    Hotline: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 
    Đoàn Đại Trí
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-kiet-vung-ngheu-a72319.html
    Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

    Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

    Nằm giữa những cánh rừng ở vùng ngoại ô, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi ở xã An Nhơn Tây Củ Chi, HCM là cầu nối giúp cho nhiều loài động vật hoang dã

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

    Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

    Nằm giữa những cánh rừng ở vùng ngoại ô, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi ở xã An Nhơn Tây Củ Chi, HCM là cầu nối giúp cho nhiều loài động vật hoang dã

    Tàn phá vườn quốc gia

    Tàn phá vườn quốc gia

    Được thành lập với mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng cùng hệ động thực vật phong phú sinh sống dưới tàn rừng, hiện nay cả nước có 30 Vườn quốc gia.

    Cảnh báo ô nhiễm khu du lịch

    Cảnh báo ô nhiễm khu du lịch

    Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta, du lịch hiện nay mang đến một nguồn thu lớn góp phần vào việc giao lưu văn, quảng bá hình ảnh của đất nước.