Bảng lương mới của giáo viên THPT
Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 30% là 2,34 triệu đồng/tháng, thay vì 1,8 triệu đồng/tháng.
Lương của giáo viên được tính theo công thức:
Tiền lương = Hệ số lương x Lương cơ sở
Như vậy, nếu mức lương cơ sở tăng, đồng nghĩa với việc lương mới của giáo viên THPT từ 1/7/2024 với mức lương thấp nhất không thấp hơn 5,47 triệu đồng/tháng, Mức lương cao nhất không thấp hơn 15,87 triệu đồng/tháng.
Theo các quy định, giáo viên được chia thành ba hạng I, II, III, trong đó hạng I cao nhất. Tương ứng với từng hạng lại có nhiều bậc lương, thông thường cứ ba năm công tác, giáo viên được tăng một bậc.
Cụ thể, mức lương giáo viên THPT chia thành 3 hạng I, II, III.
- Hạng I: Thấp nhất là bậc 1 với 10,27 triệu đồng/tháng, cao nhất là bậc 8 với 15.87 triệu đồng/tháng.
- Hạng II: Thấp nhất là bậc 1 với 9,36 triệu đồng/tháng, cao nhất là bậc 8 với 14,93 triệu đồng/tháng.
- Hạng III: Thấp nhất là bậc 1 với 5,48 triệu đồng/tháng, cao nhất là bậc 8 với 11,65 triệu đồng/tháng.
Chưa đủ điều kiện thực hiện nghị quyết về cải cách tiền lương
Theo nghị quyết về cải cách tiền lương, có 9 loại phụ cấp mới như phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, trách nhiệm công việc, ưu đãi theo nghề... Tuy nhiên từ 1/7, các điều kiện chưa đủ thực hiện nên Chính phủ đề nghị giữ nguyên như hiện tại.
Với giáo viên, tùy vị trí, nơi công tác, mỗi người có thể nhận được một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (25-50%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến nêu rõ chính sách tiền lương của nhà giáo gồm lương và phụ cấp, được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp.
Theo các quy định, giáo viên được chia thành ba hạng I, II, III, trong đó hạng I cao nhất. Tương ứng với từng hạng lại có nhiều bậc lương, thông thường cứ ba năm công tác, giáo viên được tăng một bậc.
Thông kê từ Bộ GD&ĐT, cả nước hiện thiếu hơn 100.000 giáo viên, khoảng một nửa ở bậc mầm non, nhưng khó khăn trong tuyển dụng. Một trong những lý do, theo Bộ GD&ĐT là tiền lương chưa tương xứng với công sức của nhà giáo.