+Aa-
    Zalo

    Án oan 10 năm: Nhân chứng mới có bị xử lý tội vu khống?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Luật sư cho rằng nếu đứng ra làm chứng nói sai sự thật, dựng chuyện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    (ĐSPL) - Luật sư cho rằng lời khai của bà Nguyễn Thị Thu Hà không có đủ căn cứ để làm nhân chứng trong vụ án Lý Nguyễn Chung và nếu đứng ra làm chứng nói sai sự thật, dựng chuyện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Theo báo Người Lao Động, sự xuất hiện của nhân chứng Hà vào phút “chót” của vụ án thôn Me dấy lên dư luận trái chiều. Nhiều người đồng tình bà Hà với việc là tư cách công dân thông báo thông tin cho cơ quan chức năng, điều tra mà thôi. Nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng bà Hà đứng ra vì mục đích khác cần xử lý nghiêm.

    Như đã đưa tin, nhân chứng mới - bà Nguyễn Thị Thu Hà - người không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án đã bất ngờ có đơn kiến nghị và xuất hiện tại phiên tòa xử Lý Nguyễn Chung. Trước tòa, bà Hà đã đưa ra 14 căn cứ và 8 luận điểm tố ông Chấn mới là hung thủ thực sự và có hành vi chạy án, còn bị cáo Lý Nguyễn Chung vô tội.

    Khi được luật sư hỏi: “Có người nào xúi giục bà làm việc này không?”, nhân chứng Hà khẳng định: "Tôi năm nay đã ngoài 50 rồi tôi không phải là trẻ con, để mà người này, người nọ xui, giật dây". Tuy nhiên, những căn cứ của bà Hà đều bị đại diện Viện kiểm sát và Chủ tọa phiên tòa bác bỏ vì không có cơ sở pháp lý.

    [mecloud]Yc8Sg9yJGK[/mecloud]

    Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư InterLa (Đoàn Luật sư Hà Nội), cho rằng việc HĐXX bác bỏ việc bà Hà làm nhân chứng là hoàn toàn chính xác, bởi lời khai cách thời điểm xảy ra vụ án đã quá lâu, không có căn cứ gì để căn cứ xác minh và không đáng tin cậy.

    Nhân chứng mới Nguyễn Thị Thu Hà

    “Đặc biệt hành vi quả quyết, khẳng định ông Chấn giết chị Hoan có thể gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể là để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, ví dụ như: Gây thất thiệt cho cơ quan điều tra, cho ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình ông Chấn…”

    Theo luật sư Hòe, cần xác định bà Hà biết rõ lời khai sai sự thật hay không? và động cơ là gì? mục đích của việc cung cấp thông tin?... Nếu bà Hà nói không có căn cứ, không đúng sự thật, dựng chuyện thì rõ ràng là cần truy cứu trách nhiệm khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý theo quy định của pháp luật. Có thể áp dụng vào điều 122 Bộ luật hình sự để xử lý điều này.

    Tuy nhiên, luật sư Hòe cũng cho rằng trong trường hợp bà Hà chỉ xác định được thông tin liên quan đến vụ án mà bà được biết và đưa ra căn cứ theo lập luận, suy nghĩ của mình thì không đủ cơ sở để xử lý bà Hà.

    Theo vị luật sư này, HĐXX cần xem xét các chứng cứ khác trong vụ án, xâu chuỗi trên cơ sở nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án. Việc đưa ra các bằng chứng không có cơ sở, không tin cậy cũng không làm thay đổi được bản chất vụ án.

    Theo VOV, trong phieen xử Lý Nguyễn Chung, có nhiều dấu hỏi đặt ra: Vì sao Chung một mực nhận tội? Vì sao bố bị cáo – ông Lý Văn Chúc mong tòa xét xử con mình càng nhanh càng tốt? Và vì sao luật sư Hoàng Minh Hiển – người bào chữa cho bị cáo Chung khẳng định: Các tình tiết vụ án đã rõ.

    Trả lời VOV.VN ông Chúc cho biết, năm 2003, sau khi Lý Nguyễn Chung gây án, ông đã “xúi” Chung về Lạng Sơn sau đó là vào Đắc Lắc, ông không đưa Chung ra đầu thú vì thời điểm đó đã có người (ông Nguyễn Thanh Chấn) nhận tội thay rồi. Đến năm 2013, khi sự việc vỡ lở, ông mới khuyến khích Chung ra đầu thú.

    Trả lời thẩm vấn chủ tọa việc vì sao ông lại biết Chung giết chị Hoan, ông Chúc cho biết: “Tôi không chứng kiến nhưng tôi nghe nó kể. Giờ vụ án con tôi đã quá sáng tỏ rồi, phải xử nhanh”.

    Luật sư Hoàng Minh Hiển cho biết, trước khi nhận bào chữa cho Chung, tại cơ quan điều tra, Chung rất thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội.

    “Việc Chung thành khẩn khai nhận tại cơ quan điều tra và tại tòa với mong muốn được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật”, ông Hiển cho biết.

    Bởi vậy, trong quan điểm bào chữa của mình, ông Hiển dựa vào các tình tiết có lợi cho Chung là “tự thú” và “tích cực giúp cơ quan điều tra ở vụ vụ án khác” – mà cụ thể ở đây là vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn.

    “Việc Chung nhận tội, cùng với các tài liệu, chứng cứ, kết quả giám định, thực nghiệm hiện trường, lời khai của những người liên quan trong vụ án tại cơ quan điều tra và tại tòa… là kim chỉ nam để đánh giá sự việc và đưa ra quan điểm bào chữa có lợi cho Lý Nguyễn Chung. Những quan điểm có lợi cho Chung phải dựa trên cơ sở và quy định của pháp luật”, ông Hiển cho hay.

    Về việc đưa quan điểm bác lại lời khai của “nhân chứng” mới tại tòa, ông Hiển cho rằng, mọi công dân đều có quyền tố giác tội phạm. Tuy nhiên, việc tố giác phải có cơ sở pháp lý, chứ không thể quy kết sự việc dựa trên căn cứ “nghe nói”.

    Ông Hiển cũng cho biết, Lý Nguyễn Chung sẽ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

    Hoàng Vân(Tổng hợp)

    [mecloud] Fgkm651jda[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-oan-10-nam-nhan-chung-moi-co-bi-xu-ly-toi-vu-khong-a103228.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.