+Aa-
    Zalo

    Ăn cua đồng đực hay cái bổ dưỡng hơn?

    (ĐS&PL) - Cua đồng là món ăn dân dã, quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao.

    Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên ăn cua đồng đực hay cái thì bổ dưỡng hơn. Dưới đây là câu trả lời:

    Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt và khớp xương. Vì vậy, cả cua đực và cua cái đều giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, không cần thiết phải quá khắt khe trong việc lựa chọn.

    Cua cái thường có yếm lớn hơn và chứa nhiều gạch, trong khi cua đực có càng to và nhiều thịt hơn. Ảnh minh họa

    Cua cái thường có yếm lớn hơn và chứa nhiều gạch, trong khi cua đực có càng to và nhiều thịt hơn. Ảnh minh họa

    Trong thực tế, cua cái thường có yếm lớn hơn và chứa nhiều gạch, trong khi cua đực có càng to và nhiều thịt hơn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, người dùng có thể lựa chọn loại cua phù hợp để chế biến món ăn. Quan trọng nhất là cua phải tươi ngon, không có mùi hôi, đầy đủ càng và chân, còn sống và khỏe mạnh. Nên tránh chọn cua quá to hoặc quá nhỏ, và đặc biệt không mua cua đã chết.

    Tuy nhiên, do cua đồng sống ở khe núi, kênh, rạch và bờ ruộng, chúng có thể chứa nhiều vắt, đỉa, giun sán gây bệnh cho con người. Hiện nay, nhiều người có xu hướng mua cua đồng đã xay sẵn ở chợ hoặc đặt hàng qua internet để tiết kiệm thời gian sơ chế. Đây là một thói quen không tốt, vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

    Đối với cua đã được chế biến sẵn ở chợ hoặc bán qua mạng mà không rõ nguồn gốc, người bán có thể trộn lẫn cua sống và cua chết. Hơn nữa, nếu quá trình sơ chế cẩu thả, rất dễ sót lại ký sinh trùng như sán, thậm chí là cả đỉa bên trong cua, điều này vô cùng nguy hiểm.

    Nếu ngại tự làm, tốt nhất người nội trợ nên trực tiếp lựa chọn cua tại chỗ và giám sát quá trình sơ chế, xay cua của người bán. Cua sau khi chết sẽ sản sinh ra độc tố có tên acid amin histidine, có thể gây độc, khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí ngộ độc nghiêm trọng. Lượng độc tố này sẽ tăng lên theo thời gian cua chết. Nếu ăn phải cua chết mà không được chế biến kỹ càng, nguy cơ ngộ độc cấp tính là rất cao.

    Cua đồng là một món ăn bổ dưỡng, giúp giải nhiệt trong mùa hè, đặc biệt khi kết hợp với một số loại rau như rau đay, mướp, mùng tơi, rau ngót để nấu canh. Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm không phải ai cũng ăn được, đặc biệt là những người bị dị ứng với hải sản. Trong trường hợp bị dị ứng, người ăn có thể phải nhập viện cấp cứu.

    Phụ nữ mang thai nên tránh ăn cua đồng. Cua đồng có tính hàn, do đó những người thường xuyên bị nhiễm lạnh, trúng gió, đặc biệt là người bị ho hen và cảm cúm không nên ăn. Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, huyết áp cao, bệnh tim mạch, gout, hoặc có cơ địa dị ứng cũng cần hạn chế sử dụng cua đồng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/an-cua-ong-uc-hay-cai-bo-duong-hon-a503628.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tin cùng tác giả
    Gan

    Gan "cực thích" 4 loại rau mùa xuân này

    Mùa xuân đến rồi, đây là thời điểm lý tưởng để bạn bổ sung 4 loại rau "vàng" này vào thực đơn, giúp nuôi dưỡng gan, giải độc, giảm mỡ, làm sạch ruột.

    Tin cùng chuyên mục
    Bữa sáng có nên ăn bánh ngọt?

    Bữa sáng có nên ăn bánh ngọt?

    Ăn - Chơi02:29 20/02/2025

    Việc lựa chọn thực phẩm cho bữa sáng hợp lý luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một câu hỏi thường gặp là: "Bữa sáng có nên ăn bánh ngọt hay không?".

    Nổi bật trong ngày
    Ăn dứa có cải thiện viêm nhiễm?

    Ăn dứa có cải thiện viêm nhiễm?

    Sức khoẻ - Làm đẹp05:56 21/02/2025

    Dứa, loại trái cây nhiệt đới không chỉ là món ăn yêu thích mà còn được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có khả năng hỗ trợ cải thiện viêm nhiễm.

    dspl