+Aa-
    Zalo

    Phân biệt vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng

    (ĐS&PL) - Hệ thống vạch kẻ đường được chia thành 2 nhóm là vạch kẻ đường màu trắng và vạch kẻ đường màu vàng.

    Vạch kẻ đường là vạch thể hiện sự phân chia làn đường, vị trí hoặc là hướng đi, vị trí dừng lại. Hệ thống vạch kẻ đường được chia thành 2 nhóm theo như Quy chuẩn 41/2016, bao gồm vạch kẻ đường màu vàng và vạch kẻ đường màu trắng.

    Về cơ bản, vạch kẻ đường màu vàng rộng 15cm là vạch phân luồng cho đường trên 60km/h. Trong khi đó, vạch kẻ đường màu trắng rộng 10cm dành cho đường từ 60km/h trở xuống. Sự khác nhau giữa 2 loại vạch kẻ đường này nằm ở tốc độ và độ rộng của vạch.

    Theo Quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà sẽ chia theo mục đích. Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy sẽ có màu vàng, còn nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều sẽ có màu trắng.

    Vạch 1.1: Vàng nét đứt

    Dạng vạch đơn, đứt nét, được sử dụng để phân chia các làn đường ngược chiều, không có dải phân cách giữa. Phương tiện được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

    Vạch 1.1: Vàng nét đứt. Ảnh minh họa: VnExpress

    Vạch 1.1: Vàng nét đứt. Ảnh minh họa: VnExpress

    Vạch 1.2: Vàng nét liền

    Vạch này có ý nghĩa tương tự như vạch vàng nét đứt, tuy nhiên với vạch vàng nét liền, phương tiện không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Vạch 1.2 thường được sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, có nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

    Vạch 1.3: Vàng nét liền đôi

    Vạch 1.3 được dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường mà có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Phương tiện không được lấn làn, không được đè lên vạch.

    Vạch vàng nét liền đôi thường được sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, có nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc là ở các vị trí cần thiết khác.

    Vạch 1.4: Vạch vàng một đứt, một liền

    Vạch 1.4 được dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy.

    Vạch này sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định nhằm đảm bảo an toàn.

    Phương tiện chạy trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua, sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Trong khi đó, xe chạy trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

    Vạch 1.4: Vạch vàng một đứt, một liền. Ảnh minh họa: VnExpress

    Vạch 1.4: Vạch vàng một đứt, một liền. Ảnh minh họa: VnExpress

    Vạch 1.5: Vạch vàng đứt song song

    Vạch vàng đứt song song dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy tại một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc là các báo hiệu khác phù hợp.

    Vạch 2.1: Vạch trắng nét đứt

    Vạch trắng nét đứt dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Ở trường hợp này, phương tiện được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.

    Vạch 2.2: Vạch trắng nét liền

    Vạch trắng nét liền dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép phương tiện chuyển làn hoặc sử dụng làn khác. Phương tiện không được lấn làn, không được đè lên vạch.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/phan-biet-vach-ke-uong-mau-trang-va-mau-vang-a471055.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tốc độ bao nhiêu gọi là đi chậm?

    Tốc độ bao nhiêu gọi là đi chậm?

    Trong luật giao thông, có những quy định về tốc độ tối thiểu và tối đa mà người điều khiển phương tiện cần tuân thủ để đảm bảo an toàn giao thông.

    Biển báo hiệu cửa chui cho biết gì?

    Biển báo hiệu cửa chui cho biết gì?

    Biển báo hiệu cửa chui là một phần quan trọng của hệ thống biển báo giao thông, giúp người tham gia giao thông biết trước về các lối đi có giới hạn chiều cao ....