Ợ nóng, trào ngược dạ dày
Cà chua có tính axit cao nên dễ gây ợ chua. Loại quả này chứa đầy axit malic, citric và có thể khiến dạ dày sản xuất axit dịch vị dư thừa. Khi thể tích axit tăng, nó buộc phải chảy vào thực quản, dấn đến các triệu chứng trào ngược axit.
Nếu hiện tượng trào ngược xuất hiện trong cơ thể hơn 2 lần/tuần thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ăn cà chua có thể khiến các triệu chứng của bệnh này trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, ăn quá nhiều cà chua có thể gây hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.
Triệu chứng bệnh sẽ khác nhau ở mỗi người. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không dung nạp cà chua.
Có thể làm tăng huyết áp
Khi tiêu thụ cà chua ở dạng thô, hàm lượng natri chỉ 5mg, không ảnh hưởng đến mức huyết áp, thậm chí làm giảm nguy cơ cao huyết áp. Thế nhưng, trang Boldsky cho biết, cà chua đóng hộp hoặc súp cà chua có thể chứa lượng natri cao, không được khuyến khích với những người bị huyết áp cao.
Dị ứng
Cà chua rất giàu histamines, có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người bị dị ứng với hợp chất này. Các triệu chứng dị ứng có thể gồm chàm, phát ban da, hắt hơi, cảm giác ngứa ở cổ họng, sưng mặt và lưỡi.
Loại quả này còn được cho là gây viêm da dị ứng ở một số người. Một phản ứng dị ứng với cà chua cũng có thể dẫn đến khó thở.
Cà chua cũng có thể gây kích ứng họng và miệng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy, nhức đầu, co thắt nhẹ và thậm chí tử vong ở những người bị dị ứng với cà chua.
Có thể gây rối loạn tiết niệu
Thực phẩm có tính axit như cà chua có thể gây kích thích bàng quang, đôi khi dẫn đến mất kiểm soát bàng quang. Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, việc ăn cà chua quá nhiều có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng như kích ứng bàng quang và cảm giác nóng rát.
Đau nhức cơ thể
Cà chua chứa hợp chất histamine có thể gây đau khớp và viêm khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các protein có trong quả này. Bên cạnh đó, cà chua rất giàu solanine, là một hợp chất tích tụ canxi trong các mô. Lượng dư thừa của chất này gây viêm và đau cơ thể.
Boldsky cho biết, ăn quá nhiều cà chua có thể gây viêm khớp ở một số người, dẫn đến đau cơ. Việc này cũng có khả năng làm tăng nồng độ axit urics, nguy cơ dẫn đến bệnh gout.
Các vấn đề về thận
Theo một báo cáo do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ công bố, những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối nên hạn chế ăn cà chua giàu kali, một lại cà chua giàu khoáng chất.
Người có vấn đề về thận nặng cũng nên hạn chế ăn loại quả này do chúng chứa nhiều nước.
Mức độ kali trong máu cao là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thận, có thể được điều trị bằng cách tránh ăn cà chua hoặc các loại thực phẩm làm từ cà chua.
Bên cạnh đó, cà chua rất giàu oxalate và canxi không dễ bị phá vỡ nếu ăn nhiều. Các chất này tích lũy trong cơ thể và có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.
Gây hội chứng ruột kích thích (IBS)
Vỏ và hạt cà chua gây kích ứng, có thể là một trong những lý do dẫn tới hội chứng ruột kích thích (IBS). Nếu bạn đã mắc hội chứng này thì việc ăn cà chua có thể gây đầy hơi.
Lycopene là một sắc tố carotenoid được tìm thấy trong cà chua, quả mọng và nhiều loại quả khác. Khi ăn cà chua quá nhiều, một lượng lớn lycopene sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn, có thể gây đổi màu da.
Đinh Kim (T/h)