1. Ăn càng nhiều tôm càng tốt
Nhiều người nghĩ tôm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, cơ thể không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, thậm chí còn gây ra tình trạng rỗi loạn hệ tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy.
2. Vỏ tôm chứa nhiều canxi
Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
3. Ăn đầu tôm sẽ bổ mắt
Nhiều người có suy nghĩ ăn luôn phần đầu tôm sẽ rất tốt cho mắt. Thế nhưng chưa có bất kì nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh tác dụng của đầu tôm với đôi mắt. Phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.
4. Ăn tôm cùng rau, củ, quả giàu vitamin C
Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C. Ăn trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm cũng là điều tuyệt đối cấm kị. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm.
5. Ăn tôm khi bị ho
Chúng ta đều biết, việc ăn tôm sẽ khiến chứng ho nặng hơn. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bóc sạch vỏ tôm sẽ không bị ảnh hưởng gì. Điều này hoàn toàn sai lầm, vì hệ hô hấp của người đang bị ho rất dễ phản ứng với tôm, sẽ khiến cơn ho kéo dài hơn. Khi bị ho, tốt nhất chúng ta nên kiêng tôm cho đến khi khỏi hẳn.
6. Phụ nữ sau sinh không kiêng tôm
Nhiều quan niệm cho rằng, sản phụ sau khi sinh nên ăn tôm để co dạ con tốt hơn. Quan niệm khác lại cho rằng sản phụ sau không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi. Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà phụ thuộc vào cơ địa của bạn.
7. Uống bia và ăn tôm cùng nhau
Uống bia và ăn tôm cùng nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bởi trong bia có nhiều vitamin B1 kết hợp với các chất đạm trong tôm tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận. Uống nhiều bia trong khi ăn tôm sẽ khiến cơ thể sản xuất axit uric ảnh hưởng đến thận, dễ bị gút.
8. Ăn khi chưa chế biến kỹ
Trong hải sản sống vẫn có nguy cơ có ấu trùng giun. Do vậy, ăn tôm hay hải sản sống hay chưa chế biến kỹ, kể cả nguồn nguyên liệu sạch, vẫn có nguy cơ lây nhiễm vi trùng, ký sinh trùng trong quá trình bảo quản, chế biến.
Bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong tôm có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ. Nếu không nguy cơ mắc bệnh giun sán là rất cao.
Linh Chi(T/h)