+Aa-
    Zalo

    5 phương án điểm sàn đại học kiểu mới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD- ĐT) tiếp tục xin ý kiến dư luận về 5 phương án xây dựng tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng năm 2014.

    (ĐSPL) - Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD- ĐT) tiếp tục xin ý kiến dư luận về 5 phương án xây dựng tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm nay thay thế tiêu chí duy nhất là điểm sàn. 

    Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) - ông Mai Văn Trinh cho biết, để đổi mới tuyển sinh cần có cách xác định điểm sàn mới linh hoạt, mềm dẻo hơn, phù hợp với các loại hình trường, ngành đào tạo cũng như mục tiêu đào tạo của các trường ĐH, CĐ.

    Nhằm thống nhất phương án cụ thể phù hợp, Bộ GD-ĐT lấy ý kiến rộng rãi của các cơ sở giáo dục đại học và xã hội làm cơ sở để Bộ quyết định cách xác định “điểm sàn” mới.

    Cụ thể 5 phương án xây dựng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ năm nay:

    Phương án 1: Điểm sàn tính theo tổng điểm ba môn thi của từng khối thi. Điểm sàn được tính trên cơ sở phổ điểm và bảo đảm tổng nguồn tuyển vượt tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Đối với mỗi khối thi, xác định 3 mức điểm sàn (cao, trung bình, thấp) để các trường lựa chọn. Điểm môn ưu tiên tính theo ngành đào tạo, được nhân hệ số.

    Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi từ điểm sàn (do trường chọn) trở lên; điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn thi theo khối thi có nhân hệ số đối với môn ưu tiên của ngành. Việc xét tuyển thực hiện theo nguyên tắc lấy từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.

    Phương án 2: Phân nhóm với các tiêu chí tổng điểm ba môn theo khối thi và ngưỡng điểm tối thiểu đối với môn chính từng ngành.

    Bộ công bố các ngưỡng điểm của tất cả các môn thi để các trường tự chủ xây dựng phương án xét tuyển, Bộ không ấn định mức điểm chung nào.

    Phương án 3: Kết hợp ngưỡng chất lượng theo khối thi và môn thi với các tiêu chí là điểm sàn trên cơ sở tổng điểm ba môn thi và điểm tối thiểu theo môn thi tương ứng với ngành đào tạo.

    Bộ công bố các mức điểm P1, P2, P3 của tất cả các môn thi và mức điểm sàn ứng với khối thi để các trường tự chủ xây dựng phương án xét tuyển, Bộ không ấn định mức điểm chung nào.

    Phương án 4: Tính theo đặc thù vùng miền chia khu vực tuyển sinh gồm: miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

    Các trường tùy theo khả năng tuyển sinh của mình xác định nhóm tuyển sinh phù hợp. Thí sinh có thể dịch chuyển từ khu vực này sang khu vực khác nếu có kết quả thi phù hợp. Các trường tuyển thí sinh có kết quả từ cao xuống thấp cho đến giới hạn của nhóm.

    Phương án 5: Tính theo ngưỡng chính thức và ngưỡng dự bị bằng phương pháp chia phổ điểm ba môn thành bốn mức: 25\%, 50\%, 65\% và 80\%.

    - Đợt xét tuyển thứ nhất các trường ĐH tùy theo khả năng tuyển sinh của mình, ưu tiên gọi thí sinh trong nhóm 25\% hay nhóm 50\%.

    - Đợt xét tuyển thứ hai những trường tuyển chưa đủ chỉ tiêu có thể xét tuyển thí sinh đến nhóm 65\%.

    - Những thí sinh có mức điểm ngưỡng 50\% và 65\% trước khi vào học chính thức phải học bổ sung kiến thức 6 tháng

    - Nhóm 80\% thì dành cho các trường CĐ tuyển sinh.

    Kim Linh

    Xem thêm clip Cô gái xương thủy tinh trở thành Giám đốc trung tâm dạy nghề:

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/5-phuong-an-diem-san-dai-hoc-kieu-moi-a26769.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.