Không ăn đầu tôm
Theo trang Aboluowang, đầu tôm càng là nơi hấp thụ và chế biến nhiều độc tố nhất, đồng thời cũng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh nhất nên không thích hợp để tiêu thụ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên ăn tôm vừa phải, không nên ăn quá nhiều một lúc vì tôm là thực phẩm giàu đạm. Một số người bị dị ứng sẽ có các biểu hiện dị ứng với tôm càng như nổi nốt đỏ, nổi mụn trên cơ thể. Tôm càng là loại thủy sản có hàm lượng purin cao, người bệnh gút không nên ăn.
Ăn tôm chết
Tôm rất giàu histidine, đây là thành phần chính tạo nên độ ngon. Tuy nhiên, khi tôm chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người.
Trong dạ dày và ruột của tôm thường có vi khuẩn gây bệnh, các chất độc hại. Đặc biệt, khi tôm chết để lâu, lượng độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, sau khi ăn sẽ xảy ra hiện tượng ngộ độc.
Không ăn tôm sống
Nhiều người cho rằng, chỉ khi ăn tôm sống mới có thể cảm nhận được độ tươi ngon và hấp thụ hết dinh dưỡng của tôm. Nếu ăn tôm mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.
Nếu tôm càng chín có mùi tanh nồng, thân tôm lỏng và thẳng, màu sẫm hơn, thịt mềm và không đàn hồi, vỏ có nhiều nhớt thì rất có thể tôm đã chết.
Trên đây là 4 điều cần lưu ý khi ăn tôm. Hãy tránh mắc phải 4 điều này để không gây hại cho sức khoẻ khi ăn tôm nhé.
Không ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng. Từng có trường hợp ở Đài Loan chết đột ngột do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc, tuy nhiên đây là trường hợp hy hữu.
Với trẻ em, nếu ăn tôm nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau 4 giờ.
Việt Hương (T/h)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/4-sai-lam-khi-an-tom-vo-tinh-ruoc-ca-o-vi-khuan-vao-nguoi-a590111.html