+Aa-
    Zalo

    Xuất khẩu gỗ năm cả năm ước đạt 7.6 tỷ đô la Mỹ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Giá trị này giúp Việt Nam trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đứng thứ nhất khu vực Đông Nam Á.

    Giá trị này giúp Việt Nam trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đứng thứ nhất khu vực Đông Nam Á.

    Đầu năm 2017, Bộ Công Thương đặt mục tiêu ngành gỗ tăng trưởng 8-10%, với kim ngạch xuất khẩu 7,5 tỷ USD. Thế nhưng theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính từ 1/1 đến 15/12/2017, xuất khẩu gỗ thu về 7,252 tỷ USD, ước cả năm đạt 7,6 tỷ USD, vượt mục tiêu Bộ Công Thương đề ra, và nếu cộng cả giá trị xuất khẩu sản phẩm nội thất từ gỗ thì kim ngạch ngành gỗ sẽ là 8,525 tỷ USD.

    Theo đó, tháng 11/2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng gần 3% so với tháng 10, đạt 695,3 triệu USD - đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp - nâng kim ngạch gỗ và sản phẩm 11 tháng 2017 lên 6,9 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016.

    Ngành gỗ Việt Nam còn khai thác được thêm nhiều thị trường mới và đây sẽ là tiền đề để kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng trưởng trong những năm tới. Ảnh minh họa

    Thêm vào đó, theo thông tin chia sẻ từ ông Nguyễn Quốc Trị - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT),theo ước tính, giá trị sản xuất lâm nghiệp cả năm 2017 tăng 6,6%. Đặc biệt, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc năm 2017 theo tính toán sẽ tăng hơn 40% và sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung bình ước đạt 19 triệu m3.

    “Giá trị này giúp chúng ta đã trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đứng thứ nhất khu vực Đông Nam Á” – ông Trị cho biết.

    Hoa Kỳ được đánh giá là thị trường số 1 với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng qua đạt 2,957 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ 2016. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc đạt 964,4 triệu USD, tăng 6,76%. Đứng thứ 3 trong 11 tháng qua là thị trường Nhật Bản, với mức tăng đạt 5,14% và đạt 929,367 triệu USD.

    Các chuyên gia cho rằng, tại các thị trường xuất khẩu, có những tín hiệu cho thấy sẽ có những thay đổi trong chính sách của chính phủ nhằm quản lý chặt chẽ hơn các mặt hàng gỗ nhập khẩu. Tín hiệu rõ ràng nhất có thể thấy ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, là 2 trong số 5 thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ lớn nhất của Việt Nam.

    Do vậy, nếu theo đúng lộ trình của Chính phủ Hàn Quốc, cuối 2017 các nhà nhập khẩu Hàn Quốc bắt đầu phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Tiến trình tương tự sẽ được diễn ra tại Nhật Bản, tuy nhiên với thời gian muộn hơn (2018). Thực hiện các quy định này sẽ tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xuat-khau-go-nam-ca-nam-uoc-dat-76-ty-do-la-my-a214456.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan