+Aa-
    Zalo

    Vừa tắm vừa sạc điện thoại, thai phụ 17 tuổi bị điện giật tử vong

    (ĐS&PL) - Một tai nạn đau lòng vừa xảy ra cách đây không lâu, thai phụ 9 tháng bị điện giật tử vong do vừa tắm vừa dùng điện thoại đang sạc.

    Câu chuyện đau lòng của người phụ nữ tên Jennifer Karolayne, 17 tuổi, sống ở thành phố Campina Grande, bang Paraiba, đông bắc Brazil.

    Theo đó, Jennifer Karolayne đang tắm thì phát hiện điện thoại di động hết pin. Không muốn gián đoạn hoạt động yêu thích của mình, Jennifer lấy dây nối dài để sạc và tiếp tục dùng điện thoại. Nào ngờ trong quá trình này, Jennifer bị điện giật. Cô ngã xuống sàn phòng tắm và không bao giờ tỉnh lại, mang theo thai nhi chỉ còn vài ngày nữa sẽ chào đời.

    vua tam vua sac dien thoai thai phu 17 tuoi bi dien giat tu vong2
    Vừa sạc vừa chơi điện thoại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Ảnh minh họa.

    Chồng Jennifer kể lại, khi nghe thấy tiếng động lớn từ phòng tắm cùng với tiếng la hét của vợ, anh lập tức chạy sang và kinh hãi khi thấy vợ nằm sấp dưới đất, bất động. Với tay ra cố giải cứu vợ mình, ngay lập tức anh cũng bị điện giật, chỉ có thể tuyệt vọng nhìn vợ mình qua đời, em bé 9 tháng nằm trong bụng cũng không giữ được. Cú sốc này khiến người chồng tuy sống sót nhưng bị tổn thương thể chất và tâm lý rất nặng nề.

    Cảnh sát trưởng thành phố Campina Grande, ông Ramirison Pedro, cho biết vụ việc đang được xác định là tai nạn. Các cuộc điều tra sẽ được tiến hành theo quy trình tiêu chuẩn.

    Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người có thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại để lướt Facebook, chơi game, lướt Web... trong khi đang sạc pin. Tuy nhiên hành động nói trên là vô cùng nguy hiểm, và có thể dẫn đến…

    Giật điện

    Trong quá trình vừa sạc vừa sử dụng điện thoại, nếu các linh kiện điện tử như dây cáp, củ sạc không đảm bảo chất lượng, hoặc sử dụng phải hàng lậu có thể dẫn tới việc điện áp cao phóng thẳng tới điện thoại liên tục hoặc tức thì, gây ra hiện tượng điện giật nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là các dòng điện thoại có vỏ kim loại.

    Ảnh hưởng không tốt đến não bộ

    Trong quá trình sạc pin, điện thoại phát ra bức xạ (cường độ thấp) có thể gây tổn thương não về lâu dài. Đặc biệt là lúc bạn đặt điện thoại ở gần đầu hoặc đang nghe điện thoại thì lượng bức xạ sẽ gây ảnh hưởng đến não bạn nhiều nhất.

    Vừa sạc vừa sử dụng điện thoại gây cháy nổ

    vua tam vua sac dien thoai thai phu 17 tuoi bi dien giat tu vong1
    Trong quá trình sạc làm cho pin nóng lên nhanh chóng, từ đó có thể dẫn đến tình trạng quá tải, chập điện, nghiệm trọng hơn là phát nổ gây thương tích. Ảnh minh họa.

    Sử dụng các bộ sạc không chính hãng, kém chất lượng hay thường xuyên dùng điện thoại trong quá trình sạc làm cho pin nóng lên nhanh chóng, từ đó có thể dẫn đến tình trạng quá tải, chập điện, nghiệm trọng hơn là phát nổ gây thương tích.

    Cách sạc pin điện thoại đúng cách, phòng tránh rủi ro

    Không nên vừa sạc vừa dùng

    Để tránh các tình trạng gây cháy nổ, giật điện gây nguy hiểm cho người sử dụng, bạn không nên thường xuyên vừa dùng điện thoại vừa sạc pin. Đồng thời, khi phát hiện điện thoại có những dấu hiệu như nóng lên bất thường thì bạn nên nhanh chóng rút sạc ra khỏi ổ điện ngay lập để giảm nhiệt cho pin điện thoại của mình.

    Sử dụng bộ sạc chính hãng, chất lượng và tương thích

    Bạn chỉ nên dùng bộ sạc đi kèm khi mua máy hoặc tìm đến các cửa hàng chính hãng uy tín để mua cáp sạc có xuất xứ rõ ràng, chất lượng và chính hãng nhằm đảm bảo tuổi thọ của pin và độ an toàn tuyệt đối cho bản thân.

    Đặc biệt, khi thấy dây sạc có dấu hiệu hỏng, đứt,... bạn cần phải kiểm tra ngay và thay thế bằng dây sạc chính hãng mới để đảm bảo an toàn.

    vua tam vua sac dien thoai thai phu 17 tuoi bi dien giat tu vong3
    Nên mua cáp sạc có xuất xứ rõ ràng, chất lượng và chính hãng nhằm đảm bảo tuổi thọ của pin và độ an toàn tuyệt đối cho bản thân. Ảnh minh họa.

    Đặt điện thoại ở nơi thoáng mát

    Khi sạc điện thoại nên đặt máy ở những vị trí khô thoáng, mát mẻ, đặc biệt không nên đặt điện thoại dưới gối hay trong chăn khi đang sạc.

    Nếu bạn sử dụng các loại ốp lưng dày, kín thì bạn nên tháo chúng ra trước khi sạc. Điều này sẽ giúp nhiệt được thoát ra nhanh hơn và hạn chế cháy nổ.

    Trường hợp máy nóng ko rõ nguyên nhân, hay pin bị phồng

    Đối với trường hợp này, bạn có thể thay pin mới và cáp sạc mới cho điện thoại của mình tại những cửa hàng uy tín để tránh gặp phải hàng kém chất lượng.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vua-tam-vua-sac-dien-thoai-thai-phu-17-tuoi-bi-dien-giat-tu-vong-a588319.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan