+Aa-
    Zalo

    Việt Nam trong CPTPP 2018: Quyền lợi và thách thức

    • DSPL

    (ĐS&PL) - CPTPP là một sân chơi mới hứa hẹn nhiều thay đổi tích cực sâu rộng cũng như những thử thách khó khăn cho Việt Nam.

    CPTPP là một sân chơi mới hứa hẹn nhiều thay đổi tích cực sâu rộng cũng như những thử thách khó khăn cho Việt Nam.

    Ngày 9/3, 11 quốc gia bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP. Dù vắng bóng cường quốc Mỹ, đây vẫn là một thỏa thuận rất quan trọng và có thể trở thành tiền đề cho các hiệp định thương mại tự do khu vực trong tương lai. 5 quốc gia khác đã bày tỏ sự quan tâm và mong muốn được gia nhập thời gian tới như Anh, Indonesia…

    Tổng thống Donald Trump ký quyết định rút khỏi CPTPP tháng 1/2017 - Ảnh: Guardian

    Những quyền lợi lớn với Việt Nam…

    Một trong những thay đổi tích cực và vô cùng quan trọng là thuế thương mại sẽ được cắt giảm đáng kể cho ngành xuất nhập khẩu giữa 11 nước thành viên. Thỏa thuận sẽ loại bỏ 98% rào cản thương mại, mở ra khả năng tiếp cận với một thị trường kết hợp có giá trị gần đạt 14 nghìn tỷ USD.

    Sau khi thỏa thuận chính thức có hiệu lực, những mặt hàng xuất khẩu then chốt của Việt Nam như gạo, dầu thô, các loại nông sản và hải sản đặc thù sẽ có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực với các ưu tiên về chính sách hải quan. Những quốc gia phương Tây như Mexico, New Zealand… là thị trường mới có tiêu chuẩn khắt khe và thị hiếu mới lạ sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá và thăm dò nhu cầu thế giới.

    11 lãnh đạo của các nước thành viên CPTPP - Ảnh: Reuters

    Ngoài những lợi ích to lớn về kinh tế, đời sống, CPTPP được ký kết vào thời điểm các cường quốc chủ chốt như Mỹ đang bắt đầu các chính sách thương mại bảo hộ, thuế quan ngày càng khắt khe và những dấu hiệu về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai châu lục sẽ khiến nhiều quốc gia thiệt hại.

    Sự góp mặt của Việt Nam trong một liên minh kinh tế chắc chắn sẽ cho chúng ta cơ hội phần nào tránh khỏi những ảnh hưởng không mong muốn khi xung đột xảy ra.

    Đối với người tiêu dùng, CPTPP sẽ mang đến một nguồn sản phẩm mới dồi dào hơn, chất lượng quốc tế đảm bảo. Ngoài những lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, công nghệ… những ngành dịch vụ quan trọng với đời sống con người như y tế, giáo dục sẽ có bước phát triển và thay đổi tích cực.

    ….và những thách thức không nhỏ

    Hiện nay, những điều khoản của CPTPP sẽ còn được xem xét và đàm phán cho tới cuối tháng 3/2018. Tuy nhiên, dựa trên những thỏa thuận đã được công khai, việc hàng loạt các doanh nghiệp quốc tế tràn vào Việt Nam sẽ gây ra xáo trộn không nhỏ cũng như là một cuộc đào thải khắc nghiệt cho các doanh nghiệp nội địa còn non trẻ và thiếu thốn về nguồn vốn cũng như kỹ thuật.

    Ngoài ra, những điều khoản phần lớn ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài dường như chưa thực sự tập trung vào mục đích và tiêu chuẩn của một hiệp định thương mại là cân bằng nhu cầu của một nền kinh tế, gắn kết với lợi ích cộng đồng, bảo vệ người lao động và môi trường tự nhiên.

    Đặc biệt, điều khoản cho phép các doanh nghiệp có quyền kiện chính phủ các nước sở tại với những vi phạm còn mơ hồ sẽ gây nhiều rắc rối với các nước nhỏ như Việt Nam, Malaysia…

    Các chính sách về lương cho người lao động, giá thành các dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế trước sự tấn công ồ ạt của các dịch vụ tư nhân cao cấp cũng là bài toán khó với các chuyên gia hoạch định chiến lược kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

    Thu Phương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-trong-cptpp-2018-quyen-loi-va-thach-thuc-a222020.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan