+Aa-
    Zalo

    Vì đâu gia cầm được tiêm thuốc phòng dịch vẫn chết?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Những ngày qua, thông tin gia cầm tại TP. Cần Thơ và tỉnh Quảng Ngãi đã tiêm văcxin nhưng vẫn nhiễm cúm khiến dư luận xôn xao bàn tán. Vậy đâu là nguyên nhân vì sao khiến gia cầm chết?

    (ĐSPL) - Những ngày qua, thông tin gia cầm tại TP. Cần Thơ và tỉnh Quảng Ngãi đã tiêm văcxin nhưng vẫn nhiễm cúm khiến dư luận xôn xao bàn tán. Vậy đâu là nguyên nhân vì sao khiến gia cầm chết?

    Vì đâu gia cầm được tiêm thuốc phòng dịch vẫn chết?
    Dù đã được tiêm văcxin, nhưng đàn gia cầm vẫn chết hàng loạt - (Ảnh minh họa).

    Chết ngay sau khi tiêm văcxin

    Dịch cúm gia cầm đã lan rộng ra rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và diễn biến phức tạp. Mặc dù có nhiều tỉnh đã chủ động đối phó với nạn dịch này, nhưng thiệt hại vẫn rất cao, khiến nhiều hộ chăn nuôi đang phải đối mặt với việc trắng tay.

    Tại hai địa phương là tỉnh Quảng Ngãi và TP. Cần Thơ, nhiều gia cầm đã được tiêm văcxin cúm A/H5N1 nhưng vẫn nhiễm cúm. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về sự cố này, nhưng theo nhiều nhận định, có khả năng do văcxin được bảo quản không đúng, quá hạn, hoặc cũng có thể do xuất hiện một chủng cúm gia cầm mới nên văcxin không ngừa được.

    Ngày 21/2, PV báo Đời sống và pháp luật đã có mặt tại điểm gia cầm chết ở TP. Cần Thơ để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc. Theo ghi nhận tại các ổ dịch, hàng loạt gia cầm đã chết hoặc đang ủ rũ, người nuôi đang rất lo lắng đại dịch này. Trước đó, tại các quận Ô Môn, huyện Thới Lai, huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ) xuất hiện các ổ dịch cúm A/H5N1 mới.

    Tại huyện Phong Điền, ngành chức năng đã phát hiện bốn ổ dịch mới, với hơn 2.800 con gia cầm nhiễm bệnh và đã bị tiêu hủy. Điều đáng nói là trong số những điểm có gia cầm chết, có nhiều nơi đã chủ động đối phó, tiêm phòng đầy đủ. Kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N1.

    Tương tự, tại huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), trước nguy cơ dịch cúm gia cầm bùng phát, cơ quan thú y huyện tiến hành tiêm văcxin cúm A/H5N1 cho các hộ dân trên địa bàn xã Phổ Cường. Tuy nhiên, sau khi tiêm văcxin, có 108 con vịt đã 60 ngày tuổi bị sốc thuốc và chết ngay sau khi tiêm văcxin cúm A/H5N1, được biết số vịt chết này là của gia đình hai ông Lê Đức Điều và Trần Văn Giỏi ở xã Phổ Cường.

    Tại các địa phương khác của huyện Đức Phổ như xã Phổ Cường, Phổ Vinh, Phổ Hòa, Phổ Văn, ngành chức năng cũng đã phát hiện thêm bốn ổ dịch mới, với số lượng gia cầm chết và tiêu hủy là 10.383 con. Dù được chính quyền hỗ trợ, vận động các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ và lớn chủ động đối phó với dịch cúm. Trạm thú y và chính quyền các xã, thị trấn đã tổ chức tiêm hàng trăm nghìn liều văcxin và phun hóa chất tiêu độc khử trùng nhưng hiện con số gia cầm chết vì nhiễm cúm và phải tiêu hủy vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

    Ông Đinh Trọng Văn (xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) cho hay: "Vẫn chưa tìm được nguyên nhân về việc 108 con gia cầm bị chết ngay sau khi tim văcxin nên người dân chưa biết phải xử lý thế nào. Hiện chúng tôi vẫn tuân thủ những quy định và chỉ đạo của lãnh đạo huyện trong việc phòng ngừa cúm A/H5N1".

    Gia cầm cũng... sốc thuốc?!

    Trước sự việc trên, PV liên hệ với ông Nguyễn Anh Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y TP. Cần Thơ, cho biết: "Những ngày qua, cơ quan chức năng phát hiện một số hộ dân có gia cầm chết mặc dù đã tiêm phòng văcxin đầy đủ. Đây là thông tin khiến các cơ quan chức năng hoàn toàn bất ngờ. Ngay sau khi được thông báo về tình trạng này, chúng tôi đã cử cán bộ đến ổ dịch để lấy mẫu xét nghiệm, phun hóa chất phòng độc khử trùng và tiêu hủy số gia cầm chết. Kết quả xét nghiệm cho thấy, mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N1".

    Trả lời về kết quả trên, ông Dũng cho hay: "Chúng tôi đang nghi vấn có thể văcxin tiêm phòng cho gia cầm tại TP. Cần Thơ không phù hợp với nhánh vi rút mới nên không có tác dụng phòng bệnh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không loại trừ nguy cơ gia cầm chết là do cán bộ tiêm phòng thiếu liều lượng hoặc không đúng kỹ thuật, quy trình. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về việc này, chúng tôi đang lấy mẫu phân tích tìm nguyên nhân khiến xảy ra vụ việc để tìm cách đối phó với nạn dịch cúm A/H5N1 đang lan rộng". 

    Theo tìm hiểu của PV, vào ngày 10/2 vừa qua, cục Thú y (bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) công bố thông tin, các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện tại huyện Thới Lai, Phong Điền là do bị nhiễm vi rút nhánh mới của cúm A/H5N1 là 2.3.2.1C. Còn trước năm 2013, tại TP. Cần Thơ mới chỉ có nhánh cúm A/H5N1 là 1.1..

    Do đó, cục Thú y hướng dẫn Cần Thơ sử dụng văcxin Navet-Vifluvac do Việt Nam sản xuất. Trước khi được đưa ra sử dụng, loại văcxin này được khuyến cáo là có hiệu quả đối với cúm A/H5N1 nhánh 1.1 và 2/3/2/1A.. Trong trường hợp, nếu vi rút phát sinh có nhánh khác như 2.3.2.1B, 2.3.2.1C thì không đạt được hiệu quả như mong muốn.

    Trao đổi với một chuyên gia y tế công tác tại TP. Cần Thơ về thông tin trên. Chuyên gia này nhận định: "Qua thông tin PV cung cấp, tôi cho rằng, rất có thể số gia cầm chết sau khi tiêm văcxin vẫn là do loại văcxin này không phù hợp với nhánh vi rút mới. Để ngăn chặn tình trạng gia cầm chết sau khi tiêm văcxin, cơ quan chức năng cần phải có loại văcxin mới phù hợp với chủng vi rút cúm mới thì mới có thể ngăn chặn được dịch. Ngoài ra, ngành chức năng cần làm việc hết công suất, theo dõi sát sao các điểm có khả năng nhiễm cúm gia cầm cao để chủ động đối phó, trước khi có kết luận về việc gia cầm chết dù đã được tiêm văcxin". 

    Về đàn gia cầm của 2 hộ dân chết sau khi tiêm văcxin xảy ra tại xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), ông Bùi Văn Chuyên, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Cường, cho biết: Trước sự việc này, ngành thú y địa phương tiến hành điều tra nguyên nhân. Qua đó, kết quả thu được là đàn vịt của nhà ông Điều và ông Giỏi bị chết là do sốc thuốc. Ngay sau khi có kết quả, để tránh gây bùng phát ổ dịch, ngành thú ý địa phương tiến hành tiêu hủy số vịt nói trên. Hiện ngành thú y địa phương đang hoàn tất hồ sơ đề nghị huyện hỗ trợ kinh phí cho 2 hộ dân có vịt bị chết do tiêm văcxin.

    Sáng 21/2, đại diện cục Thú y cho biết: "Trong những ngày tới, cục Thú y sẽ cập nhật thông tin về tình trạng dịch cúm gia cầm qua trang web của Cục tại địa chỉ: www.cucthuy.gov.vn. Những thông tin được cập nhật sẽ rất hữu ích cho người dân chủ động phòng dịch và có những biện pháp ứng phó khi dịch bùng phát. Người dân nuôi gia cầm cần cập nhật thông tin tại địa chỉ trên". 

    Dịch xuất hiện tại 16 tỉnh, thành

    Theo thông tin mới nhất từ cục Thú ý, trong ngày 20/2, đã có thêm nhiều ổ dịch cúm gia cầm mới được báo cáo xuất hiện tại TP.Cần Thơ, Vĩnh Long, Đắk Lắk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Quảng Ngãi... Tính tới thời điểm hiện tại, trong cả nước đã có 64 ổ dịch tại 16 tỉnh, thành.

    Hạ Huyên - Thanh Nam

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-dau-gia-cam-duoc-tiem-thuoc-phong-dich-van-chet-a22713.html
    Thêm Thanh Hóa có dịch cúm gia cầm H5N1

    Thêm Thanh Hóa có dịch cúm gia cầm H5N1

    Tin mới nhất từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết, đã có thêm tỉnh Thanh Hóa có dịch cúm gia cầm H5N1, đưa số tỉnh có dịch lên 17 tỉnh.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thêm Thanh Hóa có dịch cúm gia cầm H5N1

    Thêm Thanh Hóa có dịch cúm gia cầm H5N1

    Tin mới nhất từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết, đã có thêm tỉnh Thanh Hóa có dịch cúm gia cầm H5N1, đưa số tỉnh có dịch lên 17 tỉnh.

    11 tỉnh có dịch cúm gia cầm

    11 tỉnh có dịch cúm gia cầm

    Ngày 17/2, Cục Thú y thông báo dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 11 tỉnh với 24 ổ dịch. Đó là các tỉnh: Đắk Lắk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Nam Định, Phú Yên, Lào Cai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Lâm Đồng kiểm soát tốt dịch cúm gia cầm

    Lâm Đồng kiểm soát tốt dịch cúm gia cầm

    Ông Nguyễn Đức Hưng, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lâm Đồng cho biết: Đến thời điểm hiện tại, các địa phương và ngành chuyên môn của Lâm Đồng vẫn đang kiểm soát