+Aa-
    Zalo

    Uống trà đá mỗi ngày nhưng không biết những "đại kỵ" này thì chẳng khác nào "rước bệnh vào người"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trà đá là thức uống được nhiều người ưa thích, tuy nhiên, nếu uống sai cách chúng có thể gây hại cho sức khỏe.

    Trà đá là thức uống được nhiều người ưa thích, tuy nhiên, nếu uống sai cách chúng có thể gây hại cho sức khỏe.

    Không nên uống quá nhiều hoặc uống trà quá đặc để bảo vệ sức khỏe - Ảnh: Minh họa

    Những người không nên uống trà đá

    - Những người bị sỏi thận

    Nhiều người nghĩ rằng sỏi thận thì cần uống nhiều nước, bao gồm cả trà đá. Tuy nhiên, trà đá có chứa nhiều oxalate, uống nhiều lại làm tăng nguy cơ sỏi thận.

    - Người bị bệnh hô hấp như

    Viêm phổi, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng..., bởi trà đá có tính lạnh, có thể kích thích niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Uống nhiều trà đá sẽ khiến cho người đang mắc bệnh lại càng nặng hơn hoặc bệnh mãi không khỏi.

    - Người đang đói

    Uống trà sẽ ảnh hưởng đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng... Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn caffein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác. Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

    - Phụ nữ mang thai

    Phụ nữ khi đang mang thai ở những tháng đầu cũng cần phải hạn chế trà đá. Bởi axit tannic có trong trà sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, trong đó có sắt.

    - Những người khó ngủ, stress

    Trà đá sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn, khó đi vào giấc ngủ, căng thẳng, khó giải tỏa. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

    Những lưu ý khi uống trà đá

    Theo các chuyên gia, để tránh những tác động xấu của trà đá lên cơ thể, người bình thường chỉ nên uống từ 1 đến 2 cốc trà mỗi ngày, không uống quá nhiều hay uống trà quá đặc. Ngoài ra, khi pha trà, cần tránh pha với nước quá nóng hay quá lạnh, hoặc cho quá nhiều đá vào trà. Bởi trà nóng gây ảnh hưởng tới tiêu hóa, còn trà quá lạnh sẽ gây đờm, dễ bị viêm họng.

    Bên cạnh đó, mọi người tuyệt đối không uống trà vào những lúc đói, bụng rỗng hoặc trước khi đi ngủ để tránh bị mệt mỏi, mất ngủ. Cuối cùng, chỉ sử dụng trà đảm bảo chất lượng, không dùng trà đã mốc, để lâu hoặc nước trà đã để qua đêm. có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hoá, nguy hiểm cho sức khoẻ.

    Quỳnh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/uong-tra-da-moi-ngay-nhung-khong-biet-nhung-dai-ky-nay-thi-chang-khac-nao-ruoc-benh-vao-nguoi-a327284.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan