+Aa-
    Zalo

    Tránh xa những rau củ mọc mầm dưới đây nếu bạn không muốn rước độc vào người

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một số loại rau củ mọc mầm tạo nên độc tố, cực độc. Chính vì vậy, bà nội trợ nên cảnh giác khi ăn cây mọc mầm, nếu không nó sẽ gây nên những tác hại rất lớn.

    Một số loại rau củ mọc mầm tạo nên độc tố, cực độc. Chính vì vậy, bà nội trợ nên cảnh giác khi ăn cây mọc mầm, nếu không nó sẽ gây nên những tác hại rất lớn đối với sức khỏe.

    Khoai tây

    Khoai tây mọc mầm có chứa độc tố solanine gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa

    Nhiều người tiếc của vẫn để lại và tiếp tục ăn những củ khoai tây đã mọc mầm. Trên thực tế, khoai tây hay mọc mầm vào mùa hè và tạo ra một chất độc có tên là solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanine trong mầm (1,34gr/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07gr/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05gr/kg ).

    Nếu ăn loại củ mọc mầm này có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy cùng một loạt các triệu chứng của ngộ độc.Trường hợp nặng, nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, sau đó co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

    Gừng

    Gừng mọc mầm không những không còn giá trị dinh dưỡng gì mà ngược lại nó còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của người ăn. Hơn nữa, gừng bị mốc hỏng còn chứa độc tố safrole, loại độc tố có khả năng gây tổn thương và ung thư gan.

    Nhiều nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.

    Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

    Khoai lang

    Tuy không quá nguy hiểm như khoai tây mọc mầm nhưng độc tố ở khoai lang nảy mầm cũng khiến cho chức năng gan ở người bị hỏng dần. Ảnh minh họa

    Khoai lang nảy mầm cũng có thể gây ngộ độc tuy nhiên không quá nguy hiểm như khoai tây. Sau khi nảy mầm, lớp biểu bì củ khoai lang sẽ xuất hiện những đốm đen và độc tố sẽ được thải ra.

    Độc tố ở khoai lang nảy mầm vẫn không mất đi kể cả khi nấu chín ở nhiệt độ cao và có thể làm hỏng dần chức năng gan ở người. Vì vậy, khi chuẩn bị đồ ăn cho gia đình, bà nội trợ không nên sử dụng khoai đã mọc mầm để bảo vệ gan luôn khỏe mạnh.

    Sắn

    Các chất alkaloid solanine sẽ được sinh ra khi khoai mì mọc mầm chính điều này khiến cho khoai mì trở thành loại củ cực độc. Chất độc này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng tránh bạn không ăn những củ đã mọc mầm và khi chế biến phải gọt vỏ thật kĩ, cắt bỏ hai đầu củ và luộc chín.

    Ngược lại, có nhiều loại thực phẩm nảy mầm lại khiến dinh dưỡng tăng gấp đôi so với rau củ thường như tỏi, đậu nành, đậu Hà Lan.

    Các nghiên cứu đã phát hiện ra tỏi có nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn tỏi tươi, thậm chí là chống ung thư, chống lão hóa.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tranh-xa-nhung-rau-cu-moc-mam-duoi-day-neu-ban-khong-muon-ruoc-doc-vao-nguoi-a296899.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan