Nguồn gốc từ lễ cầu mưa
Không ai nhớ chính xác, thuật ngữ “mưa rửa đền” xuất hiện từ khi nào. Chỉ biết rằng, vào các ngày lễ lớn như Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), ngày Quốc khánh (2/9), lễ hội đền Gióng (9/4 âm lịch),… trời rất hay đổ mưa. Mưa thường diễn ra trước và sau lễ hội. Các cơn mưa này có chung một đặc điểm là mưa rào, to, diễn ra rất nhanh, sau đó tạnh ngay chứ không kéo dài mấy ngày liền như mưa phùn. Hiện tượng này xuất hiện đều đặn ở hầu khắp mọi miền đất nước và được thêu dệt bởi rất nhiều câu chuyện tâm linh huyền bí.
Người dân tin rằng, “mưa rửa đền” là điềm báo của sự may mắn, tốt lành. |
Một trong những ngôi đền nổi tiếng thường xuyên xuất hiện hiện tượng này đó chính là đền Gióng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội). Lễ hội đền Gióng được tổ chức vào ngày 9/4 âm lịch hàng năm. Do chính hội rơi vào giữa mùa hè nên trời rất oi bức, khó chịu. Tuy nhiên năm nào cũng vậy, dù có nắng đến đâu chăng nữa thì trước hôm chính hội, trời thường mưa rất to. Nhưng mưa chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ, sau đó trời lại tiếp tục nắng ráo. Người dân nơi đây thường gọi đó là hiện tượng “mưa rửa đền” để đón thánh về và tiễn thánh đi.
Trong dân gian, có rất nhiều câu chuyện ly kỳ được truyền tai nhau khi hiện tượng này xảy ra. Người thì cho rằng, đó là dấu hiệu nhận biết thần linh đang về dự hội, cầu phúc lành cho nhân dân. Nhiều người lại đồn thổi, “mưa rửa đền” thường nặng hạt về đêm để thâu rửa hết những bụi bặm và sáng hôm sau, mọi thứ sẽ lại trở nên thanh sạch, yên ả và thiêng liêng như bao đời vẫn thế. Bởi vậy, những nơi xảy ra hiện tượng này thường rất linh thiêng và thu hút rất đông du khách đến dự hội. Cho đến nay, khi các lý giải khoa học chưa thật sự thuyết phục, thì hiện tượng này đã dần trở thành tín ngưỡng quan trọng trong đời sống nhân dân.
GS. Trần Lâm Biền. |
Cũng theo GS. Biền, với người Việt cổ xưa, trước khi bắt đầu các nghi lễ chính thức của lễ hội, họ thường vệ sinh lại toàn bộ dụng cụ cũng như tượng thánh trong đền để mọi thứ được sạch sẽ, chu tất, làm cho không gian cúng tế được thanh tịnh và trang nghiêm nhất. Qua đó họ cũng thể hiện sự tận tụy, thành kính với thần linh. Vì thế, nếu trước ngày lễ có mưa, họ thường cho rằng, thần thánh linh thiêng phù hộ nên đã ban mưa - những giọt nước trong lành, mát mẻ, giọt nước hạnh phúc, giọt nước được mùa, đem đến nhiều sự tốt lành, may mắn cho nhân dân.Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian, GS. Trần Lâm Biền cho biết, “mưa rửa đền” là hiện tượng xuất phát từ nghi lễ cầu mưa cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Từ khi nền nông nghiệp phát triển vững mạnh, người dân đã ý thức được rõ tầm quan trọng của nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Bởi vậy, họ thường cầu mưa để việc cấy cày, trồng trọt được thuận lợi, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, để phòng chống thiên tai, các lễ hội cầu mưa được tổ chức với mong muốn hòa với thiên nhiên vũ trụ để tồn tại. Chúng ta thường chỉ sợ giông, bão, sấm sét, lũ lụt, sóng thần, chứ không ai sợ mưa. Hơn thế, mưa lại đem đến cho con người nguồn nước, sự tươi mát và là yếu tố sống còn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, người Việt xưa tin rằng, hiện tượng “mưa rửa đền” là điềm báo tốt cho một năm mưa thuận, gió hòa, người dân “buôn may, bán đắt”.
“Nói rằng, “mưa rửa đền” chỉ là sự ngẫu nhiên của thời tiết có phần chưa thỏa đáng bởi sự ngẫu nhiên đó lại chỉ gắn với những ngày lễ hội và năm nào cũng như năm nào, mưa vẫn rất đều đặn? Vì thế, với người dân, chính sự ngẫu nhiên ấy đã làm tăng thêm phần linh thiêng của các lễ hội. Và chắc chắn, cũng không phải ngẫu nhiên mà các đền chùa thường xuất hiện “mưa rửa đền”, không chỉ ngày lễ, mà cả ngày thường cũng rất đông du khách đến cầu cúng”, GS. Biền khẳng định.
“Mưa rửa đền” là do ngày đẹp?
TS. Vũ Bằng - viện Công nghệ Nước và Môi trường. |
Tuy nhiên, theo TS.Vũ Bằng, thời tiết vận động theo tiết khí, có thể ngày xây chùa, đền trùng vào ngày khai hội hoặc những ngày chống hạn hán nên thường xuất hiện mưa. Đồng thời, các lễ hội thường diễn ra vào dịp đầu năm mới - những ngày có tỉ lệ mưa rất cao. Vì thế, “mưa rửa đền” chỉ đơn thuần là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không có chứng cứ khoa học nào cho thấy hiện tượng này có liên quan đến các yếu tố tâm linh hay huyền bí.TS. Vũ Bằng (Phó viện trưởng viện Công nghệ Nước và Môi trường, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng: “Ngày xưa, trước khi xây dựng đền, chùa - những công trình liên quan đến tâm linh, các cụ cao niên thường xem xét ngày, tháng, năm rất cẩn thận. Mục đích là để cầu mưa thuận gió hòa, giải hạn cho dân. Đồng thời, với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, các cụ cũng dựa vào những yếu tố khoa học như: Thời tiết, khí hậu để có được thời điểm xây dựng cũng như thực hiện lễ hội phù hợp. Dựa vào kinh nghiệm đó cho đến nay, chúng ta vẫn thường xem ngày giờ rất cẩn thận trước khi thực hiện bất kỳ việc làm quan trọng nào”.
TS.Vũ Bằng cũng phân tích: “Mưa rửa đền” không biểu hiện cụ thể sẽ diễn ra vào ngày nào mà chỉ cần rơi vào những ngày trước hoặc sau lễ hội đều được coi là đúng. Các lễ hội thông thường được tổ chức vào những tháng mưa nên xác suất mưa diễn ra vào những ngày này lên đến 85 - 90\%. Ví dụ, dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch đều rơi vào tháng Tư dương lịch. Đây là tháng mà miền Bắc nước ta vẫn mưa nhiều, và chắc chắn trong sáu ngày (ba ngày trước và ba ngày sau lễ hội) kiểu gì cũng phải có 1 - 2 ngày mưa. Ngày Quốc khánh 2/9 cũng vậy. Ở Bắc Bộ, tháng 9 và tháng 10 vẫn là tháng chính của mùa mưa bão. Theo thống kê, mưa tháng 9 ít hơn tháng 8 (tháng 8 là tháng chính của mùa mưa ở Bắc Bộ), nhưng nhiều hơn tháng 10. Vì thế xác suất mưa vào ngày 2/9 là cao, đặc biệt cao hơn những ngày khác trong tháng 9 vì nó gần với tháng 8 hơn.
“Hiện nay, tuy khí hậu có nhiều biến đổi, song thời tiết cũng có tính chu kỳ, tính lặp lại, sự vận động, biến đổi và xác suất cao- thấp rõ ràng. Do vậy, vào thời điểm đó, có thể chênh lệch một chút, thời tiết tại khu vực ấy, năm này sẽ được lặp lại sang năm khác. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được và là điều hiển nhiên, rất dễ hiểu, không có gì là huyền bí hay khó lý giải. Tuy nhiên, tín niệm dân gian thường đúc kết những kinh nghiệm và người dân gửi gắm vào đó những kỳ vọng, những niềm tin nhất định. Điều đó chúng ta cần tôn trọng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận đúng vấn đề để tránh bị lợi dụng hoặc sa đà vào mê tín dị đoan”, TS. Vũ Bằng nói.
Trong 30 năm có 26 ngày 2/9 có mưa Để phục vụ dự báo thời tiết dịp Quốc khánh 2/9 với rất nhiều các hoạt động ngoài trời, trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã có nghiên cứu về mưa trong ngày này hàng năm. Theo thống kê, trong 30 ngày 2/9 (từ năm 1975 - 2004) cho thấy, có đến 26 ngày 2/9 là có mưa (có thể là mưa to, mưa vừa hoặc chỉ lắc rắc mưa rào nhẹ), trong khi đó chỉ có 4 ngày là không mưa. Như vậy, xác suất chắc chắn sẽ có mưa trong ngày này là 85\%. |
MINH VŨ
Xem thêm clip: Xung quanh lễ hội mang tính hiến sinh