+Aa-
    Zalo

    Thủ tướng Đức tiết lộ mục tiêu ở Ukraine

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thủ tướng Olaf Scholz nói rằng Đức đã theo đuổi chính sách ba mũi nhọn kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ và sẽ kiên định với nó trong tương lai.

    Tờ RT dẫn lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 28/1 (giờ địa phương) cho biết, mục tiêu mà Đức đang cố gắng đạt được bằng cách hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga là ngăn Moscow thay đổi biên giới bằng vũ lực. Tuyên bố này được đưa ra vài ngày sau khi Berlin cam kết cung cấp cho Kiev xe tăng Leopard 2 sau nhiều tuần chịu áp lực từ Mỹ và các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác.

    Trong một bài phát biểu ngắn gọn qua video, Thủ tướng Scholz nói rằng Đức đã theo đuổi chính sách ba mũi nhọn kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ. Ông xác định ba khía cạnh là hỗ trợ Kiev về viện trợ nhân đạo, tài chính và vũ khí; làm việc để ngăn chặn leo thang, bởi vì "không nên xảy ra chiến tranh giữa Nga và NATO"; phối hợp chặt chẽ với các đồng minh, đặc biệt là Mỹ, đồng thời kiềm chế mọi hành động đơn phương.

    Thủ tướng Đức khẳng định đây là cách tiếp cận mà chính phủ nước này sẽ kiên định theo đuổi trong tương lai.

    Theo ông Scholz, nội các của ông quyết định cung cấp 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 cho Ukraine và cho phép các nước khác cũng cung cấp áo giáp do Đức sản xuất cho chính phủ của Tổng thống Ukraine Vlodymyr Zelensky, được đưa ra phù hợp với chính sách đó.

    thu tuong duc tiet lo muc tieu o ukraine
    Thủ tướng Đức Olaf Scholz (áo đen) trò chuyện với các binh sĩ, trước xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của lực lượng vũ trang Đức. Ảnh: AFP.

    Nhà lãnh đạo Đức nói: "Mục tiêu của chúng tôi rất rõ ràng ở Ukraine. Nga không được thành công trong việc thay đổi biên giới bằng vũ lực".

    Vào mùa thu năm 2022, bốn vùng lãnh thổ cũ của Ukraine bao gồm Zaporozhye và Kherson, cùng với Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk - đã sáp nhập vào Nga sau khi người dân của họ được đa số ủng hộ làm như vậy trong các cuộc trưng cầu dân ý. Crimea đã làm điều tương tự vào năm 2014 sau cuộc đảo chính ở Kiev.

    Một cuộc khảo sát do công ty thăm dò dư luận YouGov thực hiện thay mặt cho hãng thông tấn Đức DPA vào tuần trước cho thấy, 43% người Đức phản đối việc cung cấp xe tăng cho Kiev, 39% ủng hộ việc làm như vậy và 16% còn lại chưa quyết định.

    Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga coi việc Đức, Mỹ và Anh chuyển giao xe tăng cho Ukraine là "sự can dự trực tiếp" của NATO vào cuộc xung đột ở Ukraine.

    “Và sự tham gia này đang gia tăng", ông Dmitry Peskov nhấn mạnh.

    Tuy nhiên, ông Peskov tuyên bố rằng thiết giáp phương Tây sẽ không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong cuộc xung đột, đồng thời nói rằng NATO "rõ ràng đã đánh giá quá cao tiềm năng mà điều này sẽ bổ sung cho quân đội Ukraine".

    Trong một cuộc phỏng vấn riêng, ông Peskov chỉ ra rằng quyết định cung cấp Leopard 2 cho Kiev của Berlin chắc chắn sẽ "để lại dấu ấn" đối với quan hệ Nga-Đức vốn đã ở mức thấp.

    Bích Thảo(Theo RT) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-tuong-duc-tiet-lo-muc-tieu-o-ukraine-a564417.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan