+Aa-
    Zalo

    Thi tốt nghiệp THPT: Thầy và trò có còn “ngại” môn Ngoại ngữ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Phần thi tự luận, chấm thi hai lần là những điều băn khoăn lớn của cả thầy và trò về môn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

    (ĐSPL) – Phần thi tự luận, chấm thi hai lần là những điều băn khoăn lớn của cả thầy và trò về môn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

    Thêm phần tự luận nhưng học sinh không “ngại”

    Một điểm hoàn toàn mới về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 là môn Ngoại ngữ bên cạnh hình thức thi trắc nghiệm như mọi năm sẽ có thêm phần tự luận.

    Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT), việc thêm phần tự luận nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đánh giá năng lực thực sự của học sinh ở môn học này. Đối với kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, môn Ngoại ngữ vẫn thi theo hình thức trắc nghiệm.

    Thi tốt nghiệp THPT: Thầy và trò có còn “ngại” môn Ngoại ngữ?
    Dù có thêm phần thi tự luận, nhưng vẫn có nhiều học sinh lựa chọn môn Ngoại ngữ để thi tốt nghiệp THPT (ảnh minh họa).

    Bàn về quyết định này của Bộ GD-ĐT, bà Vũ Thị Lợi, chuyên viên tiếng Anh của Bộ giáo dục - đào tạo (đã nghỉ hưu) chia sẻ: "việc Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định sẽ có thêm phần viết luận cho môn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đã dần tiến tới bám sát hơn với chương trình môn học ngoại ngữ ở trường trung học, chú trọng phát triển cả bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc và viết) cho người học.

    Đây là năm đầu tiên môn thi ngoại ngữ thực hiện hình thức bài thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận nên sẽ không tránh khỏi gây lo ngại cho học sinh bởi kỹ năng viết bằng tiếng nước ngoài là kỹ năng khó đạt được điểm cao nhất.

    Tuy nhiên, các em học sinh cũng không nên lo lắng quá vì Hội đồng ra đề thi quốc gia đều là các giáo viên giỏi chuyên môn, nắm vững nội dung chương trình môn học. Việc thiết kế câu hỏi và phân bổ các câu hỏi cho từng phần trắc nghiệm và tự luận trong khuôn khổ thời gian cho phép và phù hợp đối tượng học sinh vùng miền sẽ được xem xét và thử nghiệm cẩn trọng khi thực hiện".

    Kết quả khảo sát riêng trên địa bàn Hà Nội cho thấy, trong số các môn thi tự chọn, Ngoại ngữ được học sinh các trường THPT lựa chọn làm môn thi tốt nghiệp khá nhiều.

    Đại diện Trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội) cho biết gần 90\% học sinh trường này đăng ký thi tự chọn Tiếng Anh. Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội công bố tỷ lệ 62\% học sinh chọn môn tiếng Anh (cũng chiếm tỷ lệ đăng ký cao nhất).

    GS Văn Như Cương cho biết, do đặc thù của trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội là nhiều học sinh theo khối A nhưng số lượng học sinh chọn môn thi ngoại ngữ chiếm tới 56,3\%, chỉ ít hơn so với môn Vật lý (75,6\%). Hiện, Nhà trường cũng đang tiến hành ôn tập cho học sinh.

    Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ thêm băn khoăn cá nhân, Bộ GD-ĐT quy định có phần tự luận trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay là để đánh giá năng lực thực sự của học sinh, yêu cầu học sinh phải học nghiêm túc, hiểu bài và có tư duy tốt mới làm được bài nhưng không hiểu vì lý do gì mà Bộ vẫn chưa đưa phần tự luận vào đề thi đại học.

    Chấm thi Ngoại ngữ 2 lần nên được giáo viên hoan nghênh

    Khác với mọi năm, phần trắc nghiệm thường được chấm qua máy với đáp án chung, năm nay thêm phần tự luận của học sinh thì giáo viên sẽ phải chấm thi đến hai lần.

    Đại diện Cục Khảo thí, Bộ GD-ĐT khẳng định chắc chắn bài thi ngoại ngữ năm nay sẽ chấm thành hai lần: một lần chấm thi trắc nghiệm do Bộ GD-ĐT chấm, còn phần tự luận do giám khảo ở các địa phương thực hiện.

    Theo Bà Vũ Thị Lợi, việc chấm bài thi phần tự luận do giám khảo ở các địa phương thực hiện không những không gây khó khăn mà sẽ được giáo viên hoan nghênh đón nhận vì những lý do sau:

    Thứ nhất là, sẽ có hướng dẫn chấm chi tiết từ Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT 2014;

    Thứ hai là, các giáo viên lại và có dịp làm việc cùng các đồng nghiệp trong địa phương;

    Thứ ba là, khi tham gia chấm bài, các giáo viên sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn những khó khăn trong việc học viết của học sinh mình qua các lỗi mà học sinh đã mắc trong bài viết và từ đó có thể rút ra bài học thiết thực cho bản thân để cải tiến việc dạy của mình đạt hiệu quả hơn.

    Kim Linh

    Xem thêm clip Cô giáo chui vào túi nilông để... qua suối dạy học:

     
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-tot-nghiep-thpt-thay-va-tro-co-con-ngai-mon-ngoai-ngu-a26182.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan