+Aa-
    Zalo

    Thi đàn Việt Nam: Nơi giữ lửa cho thơ ca Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Có lẽ không ở nơi đâu, không một đất nước nào lại yêu thi ca như ở Việt Nam. Thi ca như là máu thịt, là tâm hồn của mỗi con người.

    (ĐSPL) - Có lẽ không ở nơi đâu, không một đất nước nào lại yêu thi ca như ở Việt Nam. Thi ca như là máu thịt, là tâm hồn của mỗi con người.

    Một đứa trẻ vừa được sinh ra đã biết đến thi ca qua những bài hát ru của bà, của mẹ. Trong lao động sản xuất đời thường thi ca cũng gắn với con người qua những bài ca dao. Thế nên có thể nói thi ca góp phần tạo nên hồn cốt của dân tộc. Là diễn đàn về thơ lớn nhất Việt Nam, Thi đàn Việt Nam (www.tho.com.vn) đã trở thành địa chỉ quen thuộc, là nhịp cầu kết nối dành cho những người yêu thơ. Không chỉ có thế, Thi đàn Việt Nam đã vượt qua cả những điều trong hạn định mà chữ nghĩa không bao hàm hết được.

    Thi đàn Việt Nam: Nơi giữ lửa cho thơ ca Việt Nam

    Chương trình “Xuân quê hương” mừng xuân Giáp Ngọ 2014, Thi đàn Việt Nam đã cùng góp phần vào “Không gian sắc màu văn hóa Việt”. Nhà thơ Phạm Hoàng Nam, Trưởng ban biên tập Thi đàn Việt Nam, các thành viên ban biên tập, và một số hội viên tiêu biểu đã có vinh dự tặng quà và tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong sự kiện ý nghĩa này.

    Thi đàn Việt Nam hoạt động dưới sự bảo trợ của Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực. Nơi mà yếu tố con người được đặt lên hàng đầu. Sinh thời, trong một bức thư gửi đến Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Tôi rất hoan nghênh Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực được thành lập. Tôi chúc các nhà khoa học, các cán bộ nhân viên của Viện đoàn kết, phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, góp phần nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

    Chính thức ra mắt ngày 13 tháng 7 năm 2013 tại Nhà Khách Chính phủ với sự tham gia của Giáo sư Vũ Khiêu, nhà thơ Bằng Việt, Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học Nghệ thuật Việt Nam, PGS TS Đức Vượng, Viện trưởng Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực, nhà thơ Phạm Hoàng Nam, Trưởng ban biên tập Thi đàn VN, cùng nhiều văn nghệ sĩ, nhà khoa học uy tín. Với chặng đường hơn 1 năm Thi đàn VN đã hoạt động tích cực và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người yêu thơ.

    Thi đàn Việt Nam: Nơi giữ lửa cho thơ ca Việt Nam

    Giáo sư Vũ Khiêu (ngồi đầu, bên trái) trong buổi ra mắt Thi đàn VN.

    Đặc biệt, Thi đàn Việt Nam đã tổ chức kịp thời và thật ý nghĩa chương trình Không gian thơ “Viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp” ngay trước ngày Quốc tang tưởng nhớ người. Hơn 300 tác giả khắp cả nước đã mang thơ của mình tới Không gian thơ Thi đàn Việt Nam như một nén tâm hương kính dâng lên Người. Chưa từng có chương trình Không gian thơ nào làm cho ban tổ chức cảm động đến thế, trong một hội trường chỉ đáp ứng 150 chỗ ngồi, nhưng gấp đôi số người đã tới.

    Thi đàn Việt Nam: Nơi giữ lửa cho thơ ca Việt Nam
    Hơn 300 tác giả thơ đã có mặt trong buổi buổi Không gian thơ đặc biệt về Đại tướng.

    Người đứng, người ngồi trên nền đất, phía cánh gà, ngoài hành lang. Để có thêm không gian, ghế được xích lại hết cỡ và lòng người như cũng được xích lại gần bên nhau. Những gương mặt nổi bật trên văn đàn như Giáo sư Phong Lê, Viện trưởng Viện văn học, Nhà thơ Trần Ninh Hồ, Trưởng ban thơ Báo Văn nghệ, nhà thơ Trương Hữu Lợi, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - Trưởng ban lý luận phê bình Thi đàn Việt Nam, Viện trưởng PGS TS Đức Vượng và nhà thơ Phạm Hoàng Nam cũng đã chia sẻ những câu chuyện rất xúc động về Đại tướng. Rất nhiều phóng viên báo chí, truyền hình đã đến đưa tin về chương trình này.

    Thi đàn Việt Nam: Nơi giữ lửa cho thơ ca Việt Nam
    Bốn nữ thi sĩ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có mặt trong một Không gian thơ định kỳ hàng tuần của Thi đàn VN (hàng đầu từ trái qua: nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Thu Nguyệt, Đoàn Thị Ký, Trần Kim Anh).

    Không Gian Thơ là chương trình nổi bật của Thi đàn VN, được nhiều người yêu thích, mỗi tuần một số với những chủ đề thi ca khác nhau hoặc với những nhân vật chính là nhà thơ chuyên nghiệp hay các tác giả thơ không chuyên có cơ hội được nói về thơ của mình, được chia sẻ thơ với đông đảo bạn đọc. Và cũng ở đó họ nhận được phản hồi từ độc giả. Có những chương trình Không Gian Thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc như Không Gian Thơ của nhà thơ Phạm Đức, nhà thơ Trương Hữu Lợi, Hội viên Hội nhà Văn VN (đến từ Hà Nội), nhà thơ Thu Nguyệt, nhà thơ Hàn Thủy Giang, Hội viên Hội nhà văn VN (đến từ TP.HCM), tác giả thơ Kim Cúc, Hội viên Thi đàn VN (đến từ Nghệ An)... Cũng ở đây, Thi đàn đã tìm ra được những bài thơ hay, những tứ thơ đẹp, những câu thơ tài hoa từ các cây bút chuyên lẫn không chuyên, điều đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thi ca nước nhà.

    Trên trang mạng của Thi đàn (www.tho.com.vn) độc giả yêu thơ cũng có thể thưởng lãm một cách đầy đủ nhất thế giới của thi ca với rất nhiều chuyên mục hay như: Thơ 360, Thi nhân, Những câu thơ hay, Thơ vui, Chân dung tác giả, phóng sự truyền hình về thơ…

    Để đáp ứng nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu văn thơ cũng như thông tin tác giả tác phẩm đương đại và xa hơn là lưu giữ những thước phim quý về các gương mặt nổi bật trên văn đàn, Ban biên tập Thi đàn Việt Nam đã không quản ngại khó khăn đi từ Bắc vào Nam đến thăm từng nhà và thực hiện nhiều phim phóng sự gặp gỡ các nhà văn nhà thơ tiêu biểu, một trong số đó phải kể đến nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (tác giả của bộ sách quý “Ngàn câu thơ tài hoa”), nhà văn Trần Thanh Giao (nguyên Phó tổng biên Tập tạp chí Văn), nhà phê bình, nhà giáo nhân dân GS TSKH Phương Lựu (giải thưởng Hồ Chí Minh)… Đặc biệt đoàn đã thực hiện những thước phim quý về nhà thơ vang bóng một thời Phạm Thiên Thư, hay cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng, một trong những cây đại thụ của văn học Việt Nam hiện đại.

    Thi đàn Việt Nam: Nơi giữ lửa cho thơ ca Việt Nam

    Giáo sư Phong Lê, Viện trưởng Viện Văn học VN, người đề xuất Thi đàn VN xuất bản “Đại thi tập Võ Nguyên Giáp”.

    Bên cạnh đó Thi đàn Việt Nam còn hỗ trợ thực hiện chương trình thơ trên VTV1 Đài truyền hình Việt Nam. Phối hợp thực hiện các phóng sự về chân dung cuộc sống trên Đài truyền hình Hà Nội.

    Hiện tại, Thi đàn Việt Nam đang chuẩn bị cho xuất bản “Đại thi tập Võ Nguyên Giáp” gồm 1911 bài viết về Người. Tuyển tập bao gồm những bài thơ, bài cảm nhận xúc động của các tác giả tiêu biểu trong cả nước tưởng nhớ tới Đại tướng. Đây là một việc làm thiêng liêng và ý nghĩa để tưởng niệm một năm ngày Đại tướng về cõi vĩnh hằng.

    Thi đàn Việt Nam đang bước những bước đi vững vàng, sáng tạo và nhận được nhiều ủng hộ trên mọi phương diện. Hi vọng trong tương lai không xa, Thi đàn VN sẽ đến gần hơn với nhiều độc giả, nhiều cây bút cả chuyên và không chuyên để làm phong phú, đóng góp nhiều hơn nữa cho nền thi ca nước nhà.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-dan-viet-nam-noi-giu-lua-cho-tho-ca-viet-nam-a54340.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
     Giai điệu Tự hào số 9: Bài ca hy vọng

    Giai điệu Tự hào số 9: Bài ca hy vọng

    (ĐSPL)- Mang tới 6 ca khúc bước ra từ phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” một thời, Giai điệu Tự hào tháng 9 với chủ đề “Bài ca hy vọng” ca ngợi lý tưởng sống tươi đẹp